Doanh nghiệp có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động khi phát hiện người lao động cung cấp thông tin không trung thực không?
Người sử dụng lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Bộ luật Lao động 2019 có quy định rất rõ về những trường hợp mà người sử dụng lao động hay là người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó thì người sử dụng lao động họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
...
Như vậy, người sử dụng lao động họ sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
Tuy nhiên, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với một số trường hợp.
Doanh nghiệp có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động khi phát hiện người lao động cung cấp thông tin không trung thực không?
Người sử dụng lao động có được phép chấm dứt hợp đồng khi người lao động cung cấp thông tin không trung thực?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động:
Thì người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động cung cấp thông tin kê khai không trung thực theo quy định khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi đó người sử dụng lao động phải báo trước với người lao động theo đúng như quy định của pháp luật để cho người lao động có thời gian để thực hiện bàn giao công việc.
Kết luận: Nếu người lao động và người sử dụng lao động có những hành vi cung cấp thông tin không trung thực thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp được quy định tại điều trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?