Chủ nhà thuê người giúp việc gia đình nhưng không trả khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội thì có bị xử phạt?
Lao động giúp việc gia đình là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Chủ nhà thuê người giúp việc gia đình nhưng không trả khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội thì có bị xử phạt?
Bắt buộc chủ nhà thuê lao động giúp việc gia đình phải trả khoản tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc?
Căn cứ khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Như vậy, chủ nhà khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình phải trả khoản tiền đóng Bảo hiểm xã hội cho người giúp việc gia đình để người lao động chủ động tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng theo quy định.
Ngoài ra, chủ nhà sẽ không phải trực tiếp đi mua Bảo hiểm xã hội cho người giúp việc tại cơ quan bảo hiểm nhưng phải trả tiền khoản tiền đóng Bảo hiểm xã hội để người giúp việc tự mình đi mua Bảo hiểm xã hội. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Chủ nhà thuê người giúp việc gia đình nhưng không trả khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội thì có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động thuê người lao động giúp việc gia đình phải chi trả khoản phí đóng bảo hiểm xã hội nếu vi phạm thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi này.
Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc phải trả đủ khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?