Chính sách lương hưu 2025: Điều chỉnh tăng, giảm lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo quy định mới phải dựa vào bao nhiêu yếu tố?
Chính sách lương hưu 2025: Điều chỉnh tăng, giảm lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo quy định mới phải dựa vào bao nhiêu yếu tố?
>> Tăng lương giáo viên các cấp tại các trường công lập chính thức
>> Chính sách lương hưu mới chính thức: tăng lương hưu cho người lao động, cán bộ công chức
>> Chốt lương hưu 2025: 3.500.000 đồng cho đối tượng được tăng lương hưu
Theo tinh thần của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì có đề cập đến nội dung điều chỉnh lương hưu cho một số đối tượng đã nghỉ hưu.
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, căn cứ vào quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì chính sách lương hưu 2025 mới sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu cho đối tượng đã nghỉ hưu.
Đó là đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Quy định về việc điều chỉnh này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Tuy nhiên, theo chính sách lương hưu 2025 việc điều chỉnh tăng lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo quy định mới phải dựa vào 02 yếu tố sau:
- Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước
- Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với quỹ bảo hiểm xã hội.
Thời điểm, mức điều chỉnh lương hưu và các đối tượng nào được điều chỉnh sẽ do Chính phủ quy định căn cứ vào các yếu tố trên.
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
>> Lộ trình mới về điều chỉnh lương hưu sắp tới: Tải về.
Xem thêm: >> Cập nhật lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chậm trễ cho người lao động mới nhất ở một số địa phương
>> Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15%?
>> Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chính thức
Chính sách lương hưu 2025: Điều chỉnh tăng, giảm lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu theo quy định mới phải dựa vào bao nhiêu yếu tố? (Hình từ Internet)
Đóng 15 năm BHXH có được hưởng lương hưu không?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Chính phủ quy định việc hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác.
Và căn cứ theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Theo đó, từ 1/7/2025 trong điều kiện lao động bình thường, người lao động chỉ cần đóng BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm thì sẽ được hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, trong trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì người lao động phải đóng từ đủ 20 năm BHXH bắt buộc.
Như vậy, từ 1/7/2025 người lao động đóng 15 năm BHXH vẫn được hưởng lương hưu (trong điều kiện lao động bình thường). Trừ trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động (đóng 15 năm BHXH bắt buộc sẽ không được hưởng lương hưu).
Công thức tính lương hưu từ 1/7/2025 ra sao?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
...
Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 công thức tính lương hưu cho toàn bộ người lao động (kể cả tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện) như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?