Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài không?
Giấy phép lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
...
Dựa theo quy định trên, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là một loại văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Lưu ý: Người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 thì không cần phải đề nghị cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.
Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài không?
Chi nhánh doanh nghiệp được nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài không?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự cấp giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
...
Chiếu theo quy định trên, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bao gồm:
- Người sử dụng lao động: Đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: Đối với trường hợp người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
- Người lao động nước ngoài: Đối với trường hợp người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
...
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
...
Như vây, chi nhánh doanh nghiệp được quyền đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại chi nhánh doanh nghiệp của mình.
Việc nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải được nộp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước 15 ngày tính từ ngày mà người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài trong sử dụng lao động nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có những trách nhiệm sau đây trong sử dụng lao động nước ngoài:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?