Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, công ty sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho hỏi, trường hợp công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? - Câu hỏi của chị Hân (Bình Thuận).


Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là gì?

Tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Theo đó, khi người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với người lao động cần phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Hình từ Internet)

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có phải là hành vi bị cấm?

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về 08 hành vi bị nghiêm cấm sau đây:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, công ty của chị đã chậm đóng bảo hiểm xã hội cho chị, có thể xem đây là hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, công ty sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 5 và khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

* Lưu ý rằng: tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nếu công ty có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng).

Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội,...

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức phạt tiền cao nhất với người lao động khi thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bao nhiêu tuổi được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Lao động tiền lương
Độ tuổi tối đa đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu tuổi?
Lao động tiền lương
NLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương nào?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng thì có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký loại hợp đồng nào?
Lao động tiền lương
Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động khi người lao động yêu cầu có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động thì có bị xử phạt không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
658 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào