Bảng lương viên chức mới từ 1/7/2024 áp dụng theo chức danh nghề nghiệp khi bỏ mức lương cơ sở có đúng không?
Bảng lương viên chức mới từ 1/7/2024 áp dụng theo chức danh nghề nghiệp khi bỏ mức lương cơ sở có đúng không?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định tiền lương viên chức được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, đồng thời bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động. Nghị quyết 27 cũng thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương).
Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Bên cạnh đó Nghị quyết 27 xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ xây dựng bảng lương gồm:
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo 02 nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Vừa qua Quốc hội cũng đã chốt thông qua cải cách tiền lương thực hiện từ 1/7/2024.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi từ 01/7/2023 theo tinh thần Nghị quyết 27,cải cách tiền lương đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ được xây dựng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp đồng thời đảm bảo nguyên tắc đã đề ra thay vì hệ số lương nhân với mức lương cơ sở như hiện nay.
Bảng lương viên chức mới từ 1/7/2024 áp dụng theo chức danh nghề nghiệp khi bỏ mức lương cơ sở có đúng không?
Bảng lương viên chức hiện nay đang được áp dụng là bao nhiêu?
Hiện nay theo căn cứ theo Thông tư 10/2023/TT-BNV, tiền lương công chức viên chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Căn cứ vào Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về hệ số lương viên chức như sau:
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Bảng lương viên chức cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Theo tình hình tiền lương được đề cập tại tại Mục 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
3. Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn. Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
Thông qua tình hình và nguyên nhân có thể thấy việc xây dựng bảng lương viên chức cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau nhằm tránh được tình trạng cào bằng, phát huy tạo động lực cho nhân tài, trả đúng với nâng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của công chức viên chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?