Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?

Khi tăng lương cơ sở từ 1/7 năm nay bảng lương Thẩm tra viên như thế nào?

Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?

Theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định:

bang-luong

Ghi chú: Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát như sau:

- Loại A3 gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp

- Loại A2 gồm: Thầm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính, Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, Kiểm tra viên chính, Điều tra viên trung cấp.

- Loại A1 gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, Kiểm tra viên, Điều tra viên sơ cấp.

Theo đó, hệ số lương Thẩm tra viên các cấp như sau:

- Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A3, có hệ số lương từ 6,20 đến 8,00.

- Thẩm tra viên chính được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A2, có hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.

- Thẩm tra viên được áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Ngoài ra mức lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ là 2.340.000 đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)

Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, lương Thẩm tra viên được tính bằng công thức như sau:

Mức lương từ 1/7/2024 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Như vậy, bảng lương Thẩm tra viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng như sau:

- Bảng lương Thẩm tra viên

Bậc

Hệ số

Mức lương

(đồng/tháng)

Bậc 1

2,34

5.475.600

Bậc 2

2,67

6.247.800

Bậc 3

3,00

7.020.000

Bậc 4

3,33

7.792.200

Bậc 5

3,66

8.564.400

Bậc 6

3,99

9.336.600

Bậc 7

4,32

10.108.800

Bậc 8

4,65

10.881.000

Bậc 9

4,98

11.653.200

* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

- Bảng lương Thẩm tra viên chính

Bậc

Hệ số

Mức lương

(đồng/tháng)

Bậc 1

4,40

10.296.000

Bậc 2

4,74

11.091.600

Bậc 3

5,08

11.887.200

Bậc 4

5,42

12.682.800

Bậc 5

5,76

13.478.400

Bậc 6

6,10

14.274.000

Bậc 7

6,44

15.069.600

Bậc 8

6,78

15.865.200

* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

- Bảng lương Thẩm tra viên cao cấp

Bậc

Hệ số

Mức lương

(đồng/tháng)

Bậc 1

6,20

14.508.000

Bậc 2

6,56

15.350.400

Bậc 3

6,92

16.192.800

Bậc 4

7,28

17.035.200

Bậc 5

7,64

17.877.600

Bậc 6

8,00

18.720.000

* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

>> Thông tin chính sách lương hưu theo NQ 108 ban hành 10/7/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao?

Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?

Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm tra viên có nhiệm vụ quyền hạn gì?

Theo Điều 67 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định thì Thẩm tra viên có nhiệm vụ quyền hạn như sau:

- Thẩm tra viên phải thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự; thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được phân công.

- Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền.

- Ngoài ra Thẩm tra viên còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

Thẩm tra viên không được làm những việc gì?

Theo Điều 68 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định:

Trách nhiệm của Thẩm tra viên
...
3. Thẩm tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;
b) Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;
c) Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;
d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;
e) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.
4. Thẩm tra viên không được tham gia thẩm tra, kiểm tra trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thẩm tra viên, của vợ hoặc chồng của Thẩm tra viên;
c) Cháu ruột mà Thẩm tra viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Theo đó Thẩm tra viên không được làm những việc như sau:

- Việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khác quy định không được làm;

- Thông đồng với đối tượng thẩm tra và những người có liên quan trong việc thẩm tra, kiểm tra làm sai lệch kết quả thẩm tra, kiểm tra;

- Thẩm tra, kiểm tra khi không có quyết định phân công của người có thẩm quyền;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc thẩm tra, kiểm tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi có người đó thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thẩm tra, kiểm tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra; bao che cho đối tượng thẩm tra, kiểm tra và những người liên quan;

- Ngoài ra Thẩm tra viên không được tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu thẩm tra, kiểm tra cho những người không có trách nhiệm khi chưa có kết luận.

Thẩm tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên là ai? Khi nào Thẩm tra viên được đăng ký dự thi nâng ngạch?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Thi nâng ngạch Thẩm tra viên gồm những môn thi nào?
Lao động tiền lương
Xác định công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải có thời gian công tác pháp luật bao lâu?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự phải đáp ứng yêu cầu về năng lực như thế nào?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về năng lực đối với Thẩm tra viên thi hành án dân sự hiện nay là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẩm tra viên
362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm tra viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào