Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào?
Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào?
Căn cứ theo Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Thẩm tra viên
...
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo đó, Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phân công Thẩm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự?
Căn cứ theo Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án
1. Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;
đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;
g) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;
i) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công Thẩm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự.
Ngạch Thẩm tra viên nào có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên cao cấp
1. Chức trách:
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thẩm tra viên, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự trung ương.
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án đối với các công việc có tính chất phức tạp cao;
b) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thẩm tra viên; thi hành án; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong phạm vi các Tòa án nhân dân;
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật để tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác quản lý, xây dựng Tòa án nhân dân và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
...
Theo đó, ngạch Thẩm tra viên cao cấp là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thẩm tra viên.
Chế độ phụ cấp Thẩm tra viên Tòa án từ 14/09/2024 sẽ ra sao theo Chỉ thị 04 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành?
Thẩm tra viên có các ngạch nào? Thẩm tra viên có phải là công chức chuyên môn của Tòa án không?
Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào?
Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất?
Thẩm tra viên là ai? Khi nào Thẩm tra viên được đăng ký dự thi nâng ngạch?
Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Thi nâng ngạch Thẩm tra viên gồm những môn thi nào?
Xác định công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên như thế nào?
Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải có thời gian công tác pháp luật bao lâu?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?