Một Công nhân nghỉ việc riêng 16 ngày trong tháng kể cả chủ nhật, không hưởng chế độ ốm đau, vậy người lao động và người sử dụng LĐ có phải đóng BHXH va BHYT không. Xin cho tôi số Công văn hoặc thông tư có liên quan.
Một Công nhân nghỉ việc riêng 16 ngày trong tháng kể cả chủ nhật, không hưởng chế độ ốm đau, vậy người lao động và người sử dụng LĐ có phải đóng BHXH va BHYT không. Xin cho tôi số Công văn hoặc thông tư có liên quan.
Tôi lam 1 năm rồi , nhưng ko có ký hợp đồng (HĐLĐ)với cty , nhưng vậy cty có bắt buộc phải đóng bhxy.bhyt cho mình không?
Tôi bị tai nạn lao động (TNLD) hiện đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Vậy thẻ BHYT của tôi thuộc đối tượng cùng chi trả 20% hay 5% vậy?
Kính gửi Luật sư. Xin Luật sư tư vấn hộ cho tôi về trường hợp xin nghỉ việc đối với viên chức nhưng không được chấp nhận có vi phạm Luật lao động không? Cụ thể như sau: Tôi có cậu em trai hiện nay đang là bác sỹ công tác tại bệnh viện Thành phố, em tôi đã công tác được 6 năm và thuộc dạng viên chức," vì là viên chức nên tôi cũng không rõ có phải ký hợp đồng lao động hay không," hiện nay em tôi viết đơn xin nghỉ việc tại bệnh viện đó để chuyển sang công tác tại một bệnh viện tư nhân có môi trường làm việc tốt hơn, nhưng Giám đốc bệnh viện nơi em tôi đang công tác muốn giữ em tôi ở lại nhất quyết không cho đi, bằng cách không chấp nhận đơn và tuyên bố nếu anh muốn đi thì tự bỏ việc chữ tôi không ký một giấy tờ nào cho anh, Như vậy em tôi đã gửi đơn cho Công đoàn và chờ 45 ngày thì tự nghỉ việc, như thế em tôi có vi phạm Luật lao động không? Và nếu không vi phạm thì quền lợi và thủ tục của em tôi phải giải quyết ra sao? Xin Luật sư chỉ dùm "Xin cảm ơn"
Xin chào luật sư, Tôi có ký hợp đồng lao động với Cty A 01 năm ( 2011-2012). Tháng 8.2012 hợp đồng hết hạn, và tôi được Cty A ký hợp đồng 03 năm (2012-2015). Nhưng tôi đang dư định thành lập Cty riêng, và vì Cty đang trong giai đoạn chuẩn bị nên tôi còn nhiều thời gian rỗi nên tôi vẫn muốn tiếp tục làm tại Cty A đến hết năm nay, Xin hỏi luật sư trong trường hợp tôi đã ký HĐLĐ nhưng sau 03 hoặc 04 tháng tôi xin nghỉ thì có vi phạm hợp đồng không? Và tôi có bồi thường gì không ? Cảm ơn Luật sư.
Bên A: A là 1 công ty nước ngoài đang đầu tư và có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Bên B: 1 người từng nhận học bổng của bên A. Tình hình lúc trước: A cho bên B học bổng đi học. Sau đó bên B cam kết là sẽ làm cho bên A trong 3 năm. Nếu vì lí do nào đó mà B không làm tiếp, thì B sẽ phải trả lại cho A số tiền học bổng tương ứng với số ngày còn thiếu. Lúc kí kết, ba của B cũng đã kí vào hợp đồng là trong trường hơp B không có khả năng trả, thì ba của B sẽ chiu trách nhiệm trả. Tình hình hiện nay: - B đã làm cho A được 20 tháng. Bây giờ B muốn nghỉ làm việc để đi qua Úc học tiếp tiến sĩ. Số tiền học bổng mà bên trường đại học cho B là 2000 đô Úc/ 1 tháng (chi phí ăn ở). Số tiền mà bên B phải trả lại là USD$40,000. - Hiện giờ B và cả ba của B đều không có khả năng trả USD$40,000 ngay lập tức cho A (không đất canh tác, không tài sản trong ngân hàng, chỉ đi làm việc để lãnh lương nhà nước mà sống và căn nhà để ở). - B cam kết chắc chắn sẽ trả cho A. - B cam kết gom hết toàn bộ tài sản của mình hiện nay để trả lại (khoảng USD$5000) - B cam kết hàng tháng sẽ trích USD$500 từ số tiền lãnh được trả cho A trong suốt thời gian còn đi học tiến sĩ bên Úc (4 năm). - B cam kết sau 4 năm, số tiền còn lại (USD$11,000) sẽ trả trong vòng 1 năm nếu như có điều kiện chi trả. Câu hỏi: Trường hợp bên A bắt buộc B trả liền, hoăc trả trong khoảng thời gian mà B không thể trả được Xin các cô chú, anh chị tư vấn giúp em với. Em rất muốn đi học tiếp. Em chỉ cần cho trả dài hạn (5 năm hoặc hơn) là okay rồi. EM sẽ để dành tiền để trả. Cám ơn mọi người
Thời gian thử việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có được không, nếu có thì theo văn bản nào
Em làm tại Công ty TNHH Thành Phương từ tháng 8-2015. Khi vào làm, bên công ty có yêu cầu em nộp bản gốc bằng tốt nghiệp đại học, và em đã nộp bằng. Tuy nhiên, họ chỉ đưa cho em một tờ giấy xác nhận bắt đầu vào thử việc 2 tháng, có giữ bản gốc bằng tốt nghiệp của em. Sau 2 tháng thử việc, em cũng không thấy họ đề cập gì đến vấn đề ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội, hay bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi em vào làm từ đó cho đến hết tháng 3-2016, em xin nghỉ vì công ty đã nợ lương tất cả các nhân viên trong 3 tháng 1, 2, 3 và chưa trả hết lương của tháng 12-2015. Hiện tại, công ty vẫn còn nợ lương của hầu hết nhân viên trong công ty. Em đã nghỉ, mới lấy lại được bằng tốt nghiệp mà chưa lấy được lương. Luật sư cho em hỏi, công ty này có vi phạm điều gì trong Luật Lao động không ạ? Và nếu em muốn khiếu nại thì em nên làm gì ạ?
Vợ tôi và Công ty Honda có ký một bản hợp đồng đào tạo nghề. Vợ tôi là cử nhân kế toán đã có kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên do yêu cầu của Honda bắt buộc phải đào tạo nghề cho nhân viên mới trong vòng 4 tháng và vợ tôi được hưởng trợ cấp học nghề là 2.500.000 đồng/tháng. Ngoài ký kết hợp đồng đào tạo nghề, vợ tôi không ký kết bất cứ thỏa thuận nào với Công ty Honda, có nghĩa là vợ tôi chưa phải nhân viên của Công ty Honda (chưa ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có thời hạn). Trong các điều khoản của hợp đồng đào tạo nghề, Công ty Honda có quy định trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho công ty và bắt buộc phải làm việc trong vòng 2 năm. Xin hỏi trong trường hợp này, vợ tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng như Điều 37 của Bộ luật Lao động quy định để không phải bồi thường chi phí đào tạo được không? Việc Công ty Honda chỉ ký hợp đồng đào tạo nghề như trên có đúng quy định trong việc sử dụng lao động không thưa luật sư?
Hồ sơ cho lao động sinh mổ đẻ cần những giấy tờ gì( mẫu nào) để người đó được trợ cấp mổ đẻ và cách tính trợ cấp mổ đẻ đó như thế nào ạ?
Trước đây khi là sinh viên, em có đi thực tập tại một công ty, có ký hợp đồng học việc với thời gian là 12 tháng và có lương hằng tháng. Trong hợp đồng có ghi là sau khi ra trường em sẽ phải làm việc cho công ty tối thiểu 12 tháng và nếu như em không thực hiện đúng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí. Vì một số lý do nên sau khi làm được 9 tháng tại công ty, em đã xin nghỉ làm và được công ty đồng ý. Tuy nhiên công ty yêu cầu em trả lại toàn bộ lương nhận hằng tháng và công ty tính thêm một khoản em phải trả nữa gọi là tiền học phí hằng tháng. Em muốn hỏi là công ty làm như vậy có đúng không và em có phải hoàn trả các khoản phí mà công ty yêu cầu không?
Em có câu hỏi này rất mong luật sư trả lời giúp em. Trong 1 công ty cổ phần, thì có những loại bảo hiểm gì cho nguời lao động, tiền bảo hiểm/năm là bao nhiêu và việc đóng tiền bảo hiểm là do nguời lao động hay nguời sử dụng lao động chịu? Thủ tục làm và nộp bảo hiểm như thế nào và có bắt buộc không? Cảm ơn luật sư.
Kính gửi luật sư, tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn: 1. Người lao động nước ngoài đã làm việc tại Việt Nam trước năm 2008. Đến nay, họ nghỉ việc thì công ty có phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho lao động người nước ngoài không? 2. Có quy định nào bắt buộc người lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam không? Tôi trân trọng cảm ơn sự tư vấn của luật sư!
Người lao động nghỉ bệnh hoặc chăm sóc con ốm được bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán 75%, người sử dụng lao động trừ lương các ngày nghỉ đó có đúng không? Hay phải trả lương 100%?
Tôi tốt nghiệp trình độ đại học, làm việc văn phòng cho một công ty TNHH, tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2012, hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi chuẩn bị nghỉ việc tại công ty (đã nộp đơn xin nghỉ việc được khoảng 10 ngày) nhưng tôi còn nợ công ty số tiền khoảng 40 triệu đồng. Lãnh đạo công ty không cho nghỉ việc và bắt phải làm việc và trả hết số tiền trên thì mới được nghỉ. Vậy xin hỏi: - Nếu tôi kiên quyết nghỉ việc tại công ty thì theo luật tôi sai ở lỗi nào nhiều? Nếu ra tòa thì giải quyết như thế nào? - Tôi nghỉ việc (không có quyết định thôi việc của công ty) có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? - Tôi cần phải làm gì để có lợi cho bản thân mình?
Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề cần thắc mắc như sau: Tôi xin làm công nhân may (chưa có tay nghề) cho một công ty Trung Quốc tại Khu chế xuất Linh Trung 2, hợp đồng thử việc từ ngày 14-4-2015 đến ngày 13-5-2015 và đã ký hợp đồng chính thức từ ngày 14-5-2015, thời hạn hợp đồng 1 năm. Ngày 27-6-2015, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi xin được nghỉ việc và đã được chấp thuận (ngày 27-7-2015 bàn giao). Ngày 4-7-2015, do có chuyện đột xuất tại gia đình, tôi nghỉ việc mà không báo trước, mặc dù có gọi điện cho tổ trưởng, nhưng không thể liên lạc được, tôi có nhờ một chị làm cùng thông báo. Nhưng đến ngày 10-7-2015, tôi được chị làm cùng báo là công ty đã gạch tên và không thanh toán lương tháng 6 cho tôi (công ty tôi thanh toán lương ngày 10 hằng tháng). Vậy tôi mong luật sư tư vấn giúp trong trường hợp của tôi nghỉ ngang không thông báo có được nhận lương hay không và tôi có thể làm đơn xin được tiếp tục đi làm đến ngày 27-7-2015 hay không?
Từ tháng 6-2010 đến nay, tôi làm việc tại một công ty ở TX. Long Khánh. Hiện nay, công ty đã nợ tôi cùng toàn thể công nhân đang làm việc tại nhà máy và những công nhân công ty cho nghỉ đang chờ việc từ 11 đến 20 tháng lương. Trong thời gian đó, công ty đã đưa ra rất nhiều thông báo và lộ trình trả lương cho người lao động nhưng tất cả các thông báo này đều không có hiệu lực. Ngoài ra, công ty cũng chưa đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động (cụ thể, bảo hiểm xã hội mới đóng đến năm 2012 và bảo hiểm y tế được vài lần), tiền công đoàn phí vẫn bị công ty trừ vào lương nhưng từ năm 2012 đến nay Công đoàn không hoạt động và chế độ gì cho người lao động. Vậy tôi và các công nhân khác phải làm thế nào để đòi được tiền lương và các chế độ. Hôm 24-5-2015, tôi cùng toàn thể công nhân đã dừng công việc, gửi đơn yêu cầu trả lương và các chế độ đến lãnh đạo công ty cùng cơ quan chức năng của thị xã và tỉnh.
Cho tôi hỏi hiện nay văn bản nào của Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian báo giảm cho lao động thôi việc. Vì Công ty tôi có ký quyết định chấm dứt HĐLĐ vào ngày 01/03/2013 cho người lao động nhưng trong quyết định này thì thời gian chấm dứt HĐLĐ kể từ ngày 01/10/2012. Do vậy, khi Công ty làm thủ tục báo giảm và chốt sổ BHXH cho người lao động thì cơ quan BHXH không đồng ý và trả lời rằng chỉ cho báo giảm trước thời gian hiện nay 2 tháng, nghĩa là trong quyết định chấm dứt HĐLĐ này thì thời gian hiệu lực phải được sửa lại chấm dứt kể từ ngày 01/01/2013. Bây giờ nếu Công ty tôi chỉnh sửa thời gian hiệu lực của quyết định chấm dứt HĐLĐ trên theo ý kiến của cơ quan BHXH thì có gặp phải vấn đề gì không vì thực tế người lao động đã nghỉ việc tại Công ty từ tháng 10/2012, và như vậy thì số tiền đóng BHXH từ tháng 10/2012 đến hết tháng 12/2012 do Người lao động chịu hoàn toàn hay sao? Xin cảm ơn Luật sư tư vấn!
Tôi làm việc ở công ty đã hơn 3 năm, ký HĐLĐ lần đầu vào tháng 3-2013, ký lần 2 vào 3-2014. Đầu tháng 3-2015, đáng lẽ tôi sẽ được ký HĐLĐ vô thời hạn nhưng công ty chỉ ký phụ lục hợp đồng vào tháng 3-2015 với lý do thay đổi mức lương, trên Phụ lục hợp đồng ghi rõ thời hạn từ 1-3-2015 đến 31-3-2016. Vậy luật sư cho tôi hỏi có phải như vậy là công ty đã làm sai hay không? Tôi có quyền yêu cầu công ty ký hợp đồng vô thời hạn hay không hay phải đợi đến tháng 4-2016 mới được ký HĐLĐ vô thời hạn?
Công ty tôi có một lao động có hành vi đánh bạc ngoài phạm vi quản lý của công ty và đã bị tòa án xử phạt 6 tháng tù treo. Công ty tôi dự kiến ba phương án xử lý: 1. Tổ chức xét kỷ luật áp dụng hình thức khiển trách bằng văn bản có thời gian thử thách là 6 tháng và vẫn bố trí làm việc bình thường. 2. Tổ chức xét kỷ luật áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động trên. 3. Ðơn phương chấm dứt HÐLÐ với người lao động trên. Vậy chúng tôi xin hỏi: Nếu công ty thực hiện một trong ba phương án trên có đúng quy định của pháp luật hay không?