Mọi lao động theo hợp đồng đều phải tham gia bảo hiểm xã hội
Không chỉ là công ty cổ phần, mà tất cả các loại hình bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các loại bảo hiểm bắt buộc mà các bên, nguời sử dụng lao động và nguời lao động phải tham gia gồm có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, bảo hiểm xã hội có mức đóng hằng tháng bằng 26% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 8%, nguời sử dụng lao động đóng 18%; bảo hiểm y tế có mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1,5%, nguời sử dụng lao động đóng 3%; bảo hiểm thất nghiệp có mức đóng hằng tháng bằng 2% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1%, nguời sử dụng lao động đóng 1%.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thủ tục này bắt buộc phải thực hiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, nếu không thực hiện, công ty bạn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, công ty bạn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?