Xe ôtô mang biển số nước ngoài vi phạm luật lệ giao thông thì có bị xử lý không? Có trường hợp nào người và xe ôtô mang biển số nước ngoài được miễn truy cứu trách nhiệm không?
Căn cứ Công văn số 1064/BXD-KHCN ngày 18/08/1997 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận để Bộ GTVT tổ chức kiểm tra, đánh giá và ra quyết định công nhận khả năng hoạt động cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ-BGTVT ngày 06/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc công nhận thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm thuộc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và giao thông An Giang;
Phòng thí nghiệm LAS-XD190 của chúng tôi đã được đánh giá và công nhận lại nhiều lần theo qui định, hoạt động trong phạm vi đúng theo quyết định công nhận. Tuy nhiên gần đây có ý kiến cho rằng:
1. Phòng LAS-XD 190 của công ty chúng tôi do Bộ Giao thông Vận tải công nhận nên không phải là phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
2. Vì vậy phòng thí nghiệm không phù hợp để thực hiện các phép thử liên quan đến kiểm tra chất lượng cho công trình xây dựng dân dụng như: thử nén tĩnh tải cọc ....
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Giao thông An giang kính đề nghị Bộ Xây dựng trả lời cụ thể hai nội dung nêu trên giúp chúng tôi giải thích rõ vấn đề này với các khách hàng của công ty.
1. Đơn vị tôi đang có kế hoạch mở phòng LAS (Đơn vị tôi là đơn vị thi công xây dựng cầu đường), tôi tìm hiểu và được biết Sở Xây dựng có ban hành Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Nhưng tôi được biết Bộ Giao thông vận tải cũng có Quyết định số 14/2008/QĐ-BGTVT ngày 21/8/2008 về việc ban hành Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng tôi phải áp dụng theo Quyết định nào?
2. Nếu thành lập Phòng LAS thì kết quả thí nghiệm của phòng LAS chúng tôi có được sử dụng để đánh giá và công công nhận kết quả chất lượng công trình mình đang thi công hay không, hay tôi phải hợp đồng với một đơn vị Phòng LAS khác để kiểm tra và đánh giá công trình đó? Kết quả đánh giá đó có được coi là khách quan và được công nhận hay không?
Trong nghị định 34/2010/NĐ-CP về lĩnh vực giao thông đường bộ ở mục 7-chương II có quy định xử phạt thí điểm vi phạm giao thông trong khu vực nội thành của đô thị đặc biệt. Vậy cho hỏi cụ thể phạm vi khu vực nội thành nào mà mục 7 như trên đề cập tới. Xin chân thành cảm ơn
Người hỏi: Lê Trung Dũng ( 16:37 19/08/2011)
Ông tôi đang đứng trước cổng nhà thì bị một thanh niên phóng xe quá nhanh tông vào khiến gãy cột sống và bị liệt nửa người. Xin hỏi người đó phải bồi thường những gì cho ông nội tôi?
Tôi có một người bạn, ba của anh ấy bị ôtô đụng chấn thương sọ não nằm bệnh viện, hiện đã mổ ba lần. Nghe nói ông đi bộ qua đường sai luật nên không được bồi thường tiền thuốc và các chi phí khác. Như vậy có đúng không? Xin cho biết luật quy định về trường hợp này như thế nào?
Cháu tôi đi xe đạp bị hai thanh niên chạy xe máy đụng phải. Cháu mất sau khi nhập viện vài giờ. Hai người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường và đến giờ chưa một lần ghé thăm chúng tôi. Chỉ có người đại diện đến gặp tôi vài lần và hơn tháng nay cũng bặt tin.
Chúng tôi cũng chưa nhận được khoản bồi thường nào, cả tiền chi phí bệnh viện, ma chay. Đã hai lần tôi đến công an thị xã yêu cầu giải quyết, họ đều bảo tôi về chờ. Đến nay gần ba tháng mà chẳng có tin tức gì. Vậy tôi phải chờ đến bao giờ và phải làm sao?
Năm nay tôi 26 tuổi, tôi điều khiển xe cup 75cc, sử dụng đã lâu - Ngày 12.2.2014 tôi có đi gấp nên đã vượt tốc độ cho phép là 51km/40km/h và tôi không có giấy phép lái xe ( tôi biết không có giấy phép nên tôi mới đi xe cup 75cc cho tiện) - Theo nghị định mới 171 thì tôi có 2 lỗi với khung phạt: 500.000 - 1.000.000 đ và 800.000 - 1.200.000 đ - Vậy Thì tôi sẽ bị phạt tổng cộng bao nhiêu???? - Vậy trường hợp này tôi không có giấy phép lái xe vậy tôi có bị phạt không? - Nếu có quy dịnh tốc độ..vậy tại sao vẫn sản xuất xe phân khối lớn??? - Xe tôi trị giá có 2.000.000 -2.500.000 đ..phạt như vậy thì còn gì là xe??? - Tôi đã cố tình sử dụng xe cup 75cc vì tôi không có giấy phép lái xe, mặc khác đang xuống dốc mà bắn tốc độ...thì tôi thất là hơi lạ Mong chính quyền gaiỉ quyết thắc mắc cho tôi...sớm nhất có thể(trần phước đạt)
Vào khoảng 2h20 ngày 15-11-2013 tôi điều khiển xe mang biển số 60-B8: 39909 đi tự nhà đến đoạn bầu xéo thì gặp công an thổi vào. Cán bộ công an đi xe thùng biển số 60C:4477 bảo cho kiểm tra giấy tờ xe. Tôi đưa và cán bộ cầm đi lập biên bản. Tôi lấy điện thoại gọi nói với chồng là tôi bị bắt xe dưới bầu xéo, rồi tôi quay qua hỏi cán bộ tôi bị lỗi gì thì cán bộ bảo tôi đi không đúng làn đường quy định và bắt tôi ký biên bản. Vì tôi không chạy sai phần đường nên tôi có hỏi tôi đi không đúng đoạn nào? Cán bộ quay qua bảo ký biên bản cho tôi còn về đi công tác nữa. Nhưng vì tôi không vi phạm nên không ký vậy là họ giữ giấy phép lái xe và cà vẹt xe của tôi luôn. Vậy giờ tôi phải làm sao? Không lẽ ra đường mình không vi phạm, chịu oan mà cũng phải ký biên bản sao? Công an nói sao làm vậy à? Tại sao cán bộ công an thì được nói còn người dân thấp cổ bé hỏng thì không được lên tiếng hay sao? Vậy ai là người lên tiếng cho dân đây. Trong trường hợp này thì tôi phải làm sao? Xin cho tôi ý kiến.
(Ngô Thị Yến Nhi)
Một bạn đọc ở Tp.Phan Rang-Tháp Chàm hỏi: Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ?
Anh Phương điều khiển xe mô tô khi đến đoạn đường có tín hiệu đèn giao thông thì đèn bắt đầu chuyển sang màu đỏ nhưng anh Phương vẫn tiếp tục đi. Hành vi này của anh Phương bị xử phạt với mức 300.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng. Anh Phương đề nghị cho biết, việc xử phạt như vậy có đúng không, vì hành vi không chấp hành tín hiệu giao thông theo quy định bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng?
Trong khi đang điều khiển tàu chạy trên sông, anh A nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa hai thuyền vận tải với nhau làm một phụ nữ ngã xuống sông. Mặc dù trông thấy người phụ nữ kêu cứu nhưng do bận việc gấp nên anh A vẫn cho tàu chạy thẳng, không cứu người phụ nữ đó. Ngay sau đó, bà con thuyền chài ở gần đó đã cứu sống được người phụ nữ. Đề nghị cho biết hành vi trên của anh A có vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa không? Nếu vi phạm thì mức xử phạt như thế nào?
Ngày 21/8/2011 vào khoảng 6 giờ 30 phút bố tôi đi bộ từ nhà ở đến nhà con gái cách 400 m trên đường quốc lộ 1A, khi đi qua phần đường bên kia thì một xe ô tô khách 15 chỗ đâm vào bố tôi. Hậu quả bố tôi đã chết. Bố tôi đã bị bể sọ não và dập phần đầu, gãy cánh tay bên phải và xương sườn bên phải bị dập mềm khoảng 20 phút chạy đi cấp cứu nhưng trên đường đi chưa đến cổng bệnh viện thì bố tôi không còn thở. Theo tôi được biết thì bố tôi đã đi qua phần đường bên kia và đi ngược chiều với xe khách 15 chỗ. Tại địa điểm này không có che khuất tầm nhìn vì hai bên đường là cánh đồng lúa rộng mênh mong đường rộng tới 12 m. Đường thẳng trời sẫm tối không mưa có thể nói đủ điều kiện để lái xe quan sát và xử lý. Khi tôi về đến nhà thì bố tôi được đưa về gia đình. Theo biên bản hiện trường thì tôi không được trực tiếp xem nhưng qua nhân chứng và hiện trường còn lại mà trực tiếp đứa em con ông chú tôi ký biên bản hiện trường kể lại thì xe ô tô đi từ Nam ra Bắc còn bố tôi đi từ Bắc vào Nam (ngược chiều nhau). Mặt đường Quốc lộ 1A rộng 12 m, vệt phanh lốp bên phải dài 17m, vệt phanh lốp bên trái dài khoảng 5 m, đầu vệt phanh lốp bên phải cách mép đường là 3,1m, lốp sau bên phải khi xe ô tô dừng lại là 0,9m, lốp trước bên phải khi xe ôtô dừng lại là 0,7m, nạn nhân không còn tại hiện trường mà chỉ có vũng máu từ đầu nạn nhân chảy ra cánh đầu xe ô tô là 11m, cách mép đường khoảng 3,5m, ô tô thì phía trước kính chắn gió bị vỡ và có dính một ít tóc và da đầu của bố tôi để lại ở phía trái kính chắn gió ( Bên lái) Khi xảy ra tai nạn, lái xe đã trốn khỏi hiện trường. Ngày hôm sau lúc 10 giờ thì gia đình nhà xe (không có lái xe) đến gia đình tôi và đưa 5 triệu đồng để hỗ trợ mai táng, tôi cũng bảo với nhà xe gia đình trong lúc tang gia bối rối nên không nói gì nhiều xong việc rồi nói chuyện sau Vào ngày 2/9 chủ xe đến nhà thắp hương cho bố tôi và nhã ý nhờ gia đình làm đơn xin bãi nại để xin xe ra làm ăn, tôi hỏi lái xe đâu rồi mà không thấy đến từ khi bố tôi mất đến giờ không thấy lái xe đâu cả, nhà xe trả lời nó người khác làng xã sáng nay gọi nó bảo đi nhưng nhà bận việc không đi được. Gia đình tôi rất bức xúc với thái độ và đạo đức của người lái xe đối với người đã mất nhưng cố nén chịu để tìm ra cách giải quyết đẹp nhất. Tôi nghĩ gia đình này không có thiện chí và thiếu trách nhiệm. Gia đình tôi đã mất một người thân không bao giờ lấy lại được nhưng cũng không gây khó khăn gì với gia đình nhà xe và lái xe. Chúng tôi trả lời với nhà xe cái này chúng tôi phải đợi công an gặp mặt để biết được nguyên tắc thủ tục rồi gia đình mới làm cho đúng thủ tục. Ngày 5/9 công an huyện gọi gia đinh đến lúc đó mới thấy lái xe lần đầu tiên sau 16 ngày bố tôi mất, qua gợi ý của cơ quan công an tốt nhất là 2 bên thương lượng với nhau để khỏi rắc rối. Ngày 6/9 gia đình nhà xe đến xin thương lượng hỗ trợ 15 triệu đồng cho gia đình và xin bãi nại, gia đình tôi không đồng ý vì chưa thấy có lái xe đến gia đình tôi lần nào. Ngày 7/9 bố lái xe và lái xe lần đầu tiên đến thắp hương cho bố tôi, gia đình bày tỏ trách móc lái xe thì bố lái xe có nói là việc cháu làm gia đình tôi không biết đến, chúng tôi thiết nghĩ tại sao những việc quan trọng như thế mà gia đình lái xe không hề biết, lái xe tỉnh bơ như không có việc gì xảy ra. Ngày 8/9 gia đình nhà xe đến đặt vấn đề thương lượng hỗ trợ cho gia đình 30 triệu đồng nếu gia đình đồng ý thì làm thủ tục xong luôn, nếu không thì thôi chờ ngày cơ quan pháp luật xét xử. Gia đình tôi rất đau xót cho bố tôi và nghĩ đây có phải là hàng hóa gì mà trả giá thương tâm đến như vậy. Theo tôi hiểu thì chắc nhà xe cũng đã biết Bảo hiểm của xe ô tô mình mua thì cơ quan bảo hiểm sẽ hỗ trợ cho 1 vụ chết người là bao nhiêu chứ sao lai mặc cả như vậy thật là thiếu đạo đức và thiếu trách nhiệm và thiếu lương tâm. Vì gia đình họ làm chết người mà không có trách nhiệm gì nên tôi rất bức xúc. Từ đó đến nay họ không hề đến nhà tôi nữa Giờ đây gia đình tôi cứ quẩn trí không biết xữ lý như thế nào cho đúng luật, cho phải đạo. Cũng không biết giải quyết thế nào cho hợp tình hợp lý để khỏi phiền hà cho 2 bên và thuận lợi cho cơ quan pháp luật, theo tôi nghĩ đường nào người đã mất thì không thể nào lấy lại được. Xin Luật sư bớt chút thời gian và tư vấn giúp gia đình tôi. Nếu không ra tòa thì gia đình nhà xe bồi thường cho gia đình tôi một khoản bao nhiêu? Nếu cả hai gia đình ra Tòa án thì tòa sẽ xử thế nào? Và để ra tòa thì gia đình tôi phải làm thủ tục gì? Gia đình em có phải viết đơn kiện không? Nếu viết đơn thì gửi cơ quan nào?
Gửi bởi: dương ngọc tuyển