Người đi bộ gây tai nạn giao thông, luật xử thế nào?
Ở nước ta, trong các vụ án về giao thông đường bộ có tập quán cho rằng các phương tiện lớn luôn luôn có lỗi. Ví dụ: người đi bộ va chạm với xe máy thì xe máy có lỗi, xe máy va chạm với ôtô thì ôtô có lỗi.
Tập quán này rõ ràng rất bất hợp lý và thiếu công bằng, bởi lẽ nếu phương tiện giao thông lớn không có lỗi thì tại sao họ lại phải bồi thường thiệt hại do lỗi của người khác gây ra, và nếu họ cũng bị thiệt hại từ tai nạn giao thông đó thì ai sẽ bồi thường cho họ?
Để hiểu đúng về vấn đề này chúng ta cần phải xem xét các quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể, tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 đã có quy định rõ. Theo điều 604 BLDS về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi hội đủ bốn yếu tố sau: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Thông thường trong một vụ tai nạn giao thông hậu quả xảy ra có thể là: thiệt hại tính mạng, sức khỏe, hư hỏng xe, tài sản khác cũng như các thiệt hại về mất sức lao động, thiệt hại về tinh thần... Những thiệt hại này sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm bồi thường (trừ trường hợp chủ sở hữu xe phải bồi thường thay cho người có lỗi). Nếu các bên đều có lỗi thì phải chịu bồi thường thiệt hại theo tỉ lệ lỗi của mình gây ra (điều 617 BLDS).
Trường hợp nêu trên, gia đình người quen của bạn sẽ không được bồi thường thiệt hại, nếu người điều khiển ôtô hoàn toàn không có lỗi. Thậm chí, nếu có hư hại ôtô thì người quen của bạn có thể còn phải bồi thường thiệt hại.
Thực tiễn xét xử tại tòa án cũng có trường hợp người đi bộ băng qua đường không đúng quy định gây ra tai nạn giao thông cho ôtô và xe máy do ôtô tránh người đi bộ gây tai nạn cho xe máy đi ở làn trong. Người đi bộ đã phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ôtô và xe máy, cũng như các thiệt hại về sức khỏe cho người đi xe máy.
Thậm chí người đi bộ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nói tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc giải quyết các vấn đề về tai nạn giao thông không coi các phương tiện giao thông lớn luôn luôn có lỗi. Lỗi được xác định trên cơ sở tuân thủ các quy định về an toàn giao thông của tất cả mọi người tham gia giao thông (có cả người đi bộ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?