Hành vi nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông đường thủy mà không báo kịp thời có vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa không?

Trong khi đang điều khiển tàu chạy trên sông, anh A nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa hai thuyền vận tải với nhau làm một phụ nữ ngã xuống sông. Mặc dù trông thấy người phụ nữ kêu cứu nhưng do bận việc gấp nên anh A vẫn cho tàu chạy thẳng, không cứu người phụ nữ đó. Ngay sau đó, bà con thuyền chài ở gần đó đã cứu sống được người phụ nữ. Đề nghị cho biết hành vi trên của anh A có vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa không? Nếu vi phạm thì mức xử phạt như thế nào?

Điều 98d Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa: Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời, khẩn cấp cứu người, phương tiện, tàu biển, tàu cá, tài sản bị nạn; báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa gần nhất; xác định vị trí phương tiện bị tai nạn, sự cố, bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn, sự cố.

 Điều 19 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người gây tai nạn:

a) Không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;

b) Không cung cấp tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện hoặc tham gia nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hiện trường;

b) Gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn;

c) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.

Như vậy, việc anh A nhìn thấy một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa hai thuyền vận tải với nhau làm một phụ nữ ngã xuống sông nhưng do bận việc gấp nên anh A vẫn cho tàu chạy thẳng, không cứu người phụ nữ đó là có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 98d Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa và Điều 19 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP, theo đó hành vi này sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào