Ông ngoại tôi muốn để lại di sản thừa kế cho một người con. Tuy nhiên khi đến phòng công chứng để lập di chúc thì được trả lời là phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con, như vậy có đúng không?
Ông ngoại tôi muốn để lại di sản thừa kế cho một người con. Tuy nhiên khi đến phòng công chứng để lập di chúc thì được trả lời là phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con, như vậy có đúng không?
Ba mẹ tôi lấy nhau năm 1993, và sinh được 2 đứa con: tôi (20t) và em trai (12t). Năm 1994, ông bà nội tôi cho cha mẹ tôi 5,2 hecta đất nuôi trồng thủy sản để canh tác (Nhưng không có đưa giấy tờ, không sang tên). Đến năm 2004, ông bà nội tôi quyết định cắt đất, sang tên 5,2 hecta đất đó cho Cha, Mẹ tôi (Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Cha tôi đứng tên, Mẹ tôi thừa kế). Tháng 7/2012, Cha tôi đột ngột qua đời, không để lại di chúc. Tháng 12/2012, Mẹ tôi xin ý kiến gia đình bên nội sang tên miếng đất đó cho Mẹ tôi đứng tên và được sự đồng ý. Nhưng khoảng tháng 3/2013, bên nội tôi không muốn cho Mẹ tôi đứng tên nữa, và đòi cắt 1,5 hecta ra đưa lại cho bên nội tôi, và đổ lỗi Mẹ tôi sang tên đất từ Cha tôi đứng tên thành Mẹ tôi đứng tên mà không hỏi ý kiến. Hỏi: - Gia đình bên nội tôi làm đúng hay sai? - Tại thời điểm này, Mẹ tôi đã đứng tên rồi thì có còn chia di sản thừa kế nữa hay không ? Bên nội tôi có được lấy 1,5 hecta đất không? Xin cảm ơn!
Năm 2014, bố mẹ tôi tai nạn qua đời mà không lập di chúc gì. Hiện tại căn nhà và mảnh đất tôi đang ở đứng tên bố tôi. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi, con tôi sau này cứ mặc định ở mà không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế có vi phạm pháp luật không?
Gia đình em hiện đang rất băn khoăn về vấn đề tài sản thừa kế, nên em muốn hỏi anh chị cho em vài ý kiến. Chuyện như sau: Ông bà nội em có 4 người con (3 trai,1 gái) , trong đó có 1 người là con riêng của bà nội với chồng trước. Ông bà em có một căn nhà. Trước đây thì cả 4 người con đều ở chung. Sau này mọi người lập gia đình thì anh cả của bố (là con riêng của bà nội) ra ở riêng, bố em là út cũng ở riêng. Chỉ có anh của bố cùng vợ và con cái thì ở nhà đó cùng với chị của bố (độc thân) và ông nội (bà nội em mất năm 1983). Đến năm 1997 thì ông nội mất. Họ đã ở căn nhà từ rất lâu, từ lúc ông bà nội còn sống đến bây giờ. Cách đây vài tháng (sau 15 năm ông nôi em mất )thì bố em và Bác cả có lên nhà nói là đòi bán để chia tài sản của ông bà, vì bố em muốn có ít tiền để dưỡng già. Nhưng họ không đồng ý. Họ nói đây là nhà của tổ tiên, họ muốn ở để thờ cúng. Nhưng thực tế là họ muốn chiếm luôn. Khi đưa ra phường để giải quyết hòa giải, thì có điều bất ngờ là gia đình của anh bố em nói là có di chúc của ông nộ i để lại nói chia 1/2 căn nhà cho cháu nội đích tôn là con của anh bố em. Tờ di chúc có rất nhiều điều làm gia đình em khó nghĩ. em xin đưa ra như sau: di chúc đánh văn bản từ đầu đến cuối rồi cuôi cùng chỉ là chỉ là chữ ký nguệch ngoạc của ông nội ở mặt trước, mặt sau tờ di chúc thì là phần công chứng của bà phó chủ tịch phường xác nhận là ông nội còn minh mẫn sáng suốt. Tờ di chúc làm ngày 22/11/1997. Nhưng trên thực tế ông nội em trong thời gian đó rất mệt vì bị bệnh về phổi và tuyến tiền liệt thì làm sao có đủ sức khỏe. Ngày 24/12/1997 thì ông nội chết. Cho em hỏi: vậy bây giờ phân chia tài sản này sẽ như thế nào? để tranh chấp tài sản này thì phải làm những gì?. Xin giúp em. em rất cần sự đóng góp ý kiến của anh chị am hiểu pháp luật. Em xin chân thành cảm ơn.
Ông cháu hạ sinh được 6 người con, 2 trai, 4 gái.. Do vấn đề về sức khỏe ông nội cháu đã mất cách đây 1 năm. Ông nội cháu mất đẫ để lại cho gia đình 1 mảnh đất gồm 350m2 nhưng ko để lại di chúc chỉ họp gia đình và công bố chia cho 2 người con trai là bác trưởng và bố cháu.. Từ trước tới nay gia đình cháu có phong tục chỉ chia đất cho con trai ko bao giờ chia cho con gái vì quan niệm con gái đi lấy chồng là không có quyền chia đất.. Quan niệm đó đã tồn tại trong gđ cháu 3 đời nay mà ko xảy ra xích mích vì mọi người đều nhất trí và thông qua. Nhưng trong thời gian này bá dâu trưởng đang có ý định muốn chiếm mảnh đất của ông cháu nên đã làm bìa đỏ chui đứng tên Bác trưởng cháu và sắp đặt mọi thứ xúi giục bác trưởng cháu làm theo. Bá dâu trưởng có ý định chia mảnh đất làm 6 phần cho cả trai,và gái mà bác bá sinh ra. Điều này khiến gia đình cháu cùng các cô bác chú gì rất phẫn nộ vì từ trước tới nay khong bao giờ chia đất cho con gái .. Vả lại trước khi mất ông nội cháu đã dặn dò để lại mảnh đất cho bố cháu và bác trưởng trước sự chứng kiến của toàn thể các con cháu trong gia đình Vậy cháu xin hỏi ý kiến luật sư rằng trong chuyện này Bá dâu trưởng nhà cháu có quyền đứng ra chia đất cho con cái họ ko - Bố mẹ cháu và mọi người trong gia đình có quyền đòi hỏi và khởi kiện ko?
Gia đình tôi đang sống chung trong 1 căn nhà do bà tôi đứng tên, có 4 hộ sống chung. Lúc bà tôi bệnh nặng, mẹ tôi trực tiếp chăm sóc bà, sau đó bà có giao lại cho bố mẹ tôi giấy tờ nhà. 4 tuần trước bà tôi mất, nay cô chú đòi kiện bố mẹ tôi vì tội ép buộc bà tôi giao giấy tờ nhà, từ đó tước quyền thừa kế hợp pháp của bố mẹ tôi, trong khi bố mẹ tôi không hề ép buộc bà giao giấy tờ nhà. Bà giao giấy tờ nhà cho bố tôi, vì bố tôi là con trai lớn trong nhà, bố tôi cũng không chiếm đoạt, mà chỉ giữ giấy giờ, lúc cả gia đình họp bàn bán nhà, thì các cô chú lại doạ kiện bố mẹ tôi. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này, gia đình tôi phải giải quyết thế nào. Vì gia đình tôi không muốn kiện tụng, mất hoà khí anh chị em trong nhà. Cám ơn luật sư!!
Xin hỏi: Ông A sinh năm 1930, chết năm 1994 để lại tài sản 16020m2 đất (không để lại di chúc). Đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, nhưng vợ con ông yêu cầu UBND xã làm văn bản phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này di sản đã thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Vậy có làm văn bản phân chia di sản không?
Bố mẹ tôi có tài tài sản chung là hơn 1 hecta đất nông nghiệp và một ngôi nhà. Bố tôi đã mất vào tháng 3 năm 2013 và không để lại di chúc. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con ruột và một người con nuôi. Người con nuôi này đã bỏ nhà đi từ lâu, không có liên lạc và bị Tòa án tuyên bố mất tích. Người con nuôi này còn có vợ và hai người con. Việc phân chia di sản thừa kế của bố tôi sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông ngoại tôi có bốn người con, mẹ tôi là con thứ ba. Ông ngoại mất và không để lại di chúc nên tài sản của ông để lại được chia làm bốn phần bằng nhau. Nhưng đang trong tiến trình phân chia di sản thì mẹ tôi mất. Hai dì và cậu cho rằng mẹ tôi mất rồi nên tài sản của ông sẽ được chia lại chỉ gồm ba phần thôi. Việc hai dì và cậu tôi quyết định như thế có đúng pháp luật không?
Khi bố tôi mất, hai anh em tôi tổ chức đám tang cho bố và tiền phúng viếng nhận được là 120 triệu đồng Xin hỏi luật sư số tiền đó có phải là di sản thừa kế không và được chia thừa kế theo di chúc hay chia thừa kế theo pháp luật.
Vì một số lý do, tôi đã vượt biên sang nước ngoài làm ăn nhiều năm. Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn cắt đứt liên lạc với gia đình. Tôi vẫn liên lạc với em trai tôi. Hiện nay, tôi đã bị trục xuất về nước và phát hiện em trai tôi đã yêu cầu Tòa án tuyên bố là tôi đã chết. Tòa án ra quyết định tuyên bố tôi đã chết và cho em tôi thừa kế 2 mảnh đất đứng tên tôi. Bây giờ tôi muốn lấy lại 2 mảnh đất của tôi có được không?
Bố tôi sinh năm 1902 có 03 bà vợ: + Bà cả sinh năm 1911 mất năm 1988 sinh được 1 mình tôi ( kết hôn năm 1947 ) + Bà hai sinh năm 1924 mất năm 2009 không có con ( lấy năm 1949 không đăng ký ) + Bà ba sinh năm 1918 mất năm 2004 có 2 người con là bà A sinh năm 1957 và bà B sinh năm 1959 Bố tôi mất năm 1971 không để lại di chúc, các mẹ tôi cũng không có di chúc Khi chết bố tôi để lại 600 m2 đất tại Thị trấn. Nguồn gốc mảnh đất này là do bố tôi nguyên canh trên đất của địa chủ và ở lại luôn. Năm 1976 bà A chuyển về sống trên mảnh đất này còn tôi đi lấy chồng xa. Đến năm 2010 tôi được biết bà A đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bà A. Tôi đã có đơn kiến nghị lên UBND thị trấn và Phòng tài nguyên môi trường huyện. UBND thị trấn đã hòa giải nhưng bà A không đồng ý chia đất cho tôi, mà bảo rằng bố tôi đã cho bà A từ khi còn sống ( nói miệng ). Nay tôi muốn chia phần di sản của bố tôi để lại thì phải làm như thế nào? Tôi được biết đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Nhưng nếu khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung theo NQ 02 thì bà A sẽ không công nhận di sản chưa chia. Như thế Tòa án sẽ không thụ lý đơn. Mong các luật sư tư vấn cho tôi. Xin chân thành cám ơn.
Mẹ tôi có 01 người con riêng. Bố tôi có 02 người con riêng. Tôi là con chung của hai người và chỉ có 01 người con riêng của bố tôi là ở cùng với bố mẹ tôi từ khi anh ấy được 6 tuổi đến nay đã được 14 năm. Bố tôi mất cách đây được 3 năm. Mẹ tôi hiện đang trong tình trạng nguy kịch sợ cũng không qua khỏi. Hiện bố và mẹ tôi có 01 ngôi nhà mang tên chung, một chiếc xe ô tô, 01 mảnh đất. Ông bà nội ngoại hai bên chúng tôi đều đã mất. Cho tôi hỏi nếu bố tôi mất mà không để lại di chúc thì quyền được hưởng thừa kế của tôi về khối tài sản chung đó như thế nào? Người con riêng của bố, mẹ tôi được hưởng thừa kế như thế nào? Hiện người con riêng của mẹ tôi đã đi biệt tích mấy năm nay được thì việc phân chia di sản thừa kế thực hiện như thế nào?
Sau khi bố tôi mất, căn nhà chúng tôi đang ở được mẹ tôi làm sổ hồng - sổ chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất mang tên của 5 người gồm tên bố tôi, mẹ tôi, bà nội, và hai anh em tôi. Nay mẹ tôi muốn bán căn nhà trên nhưng anh em chúng tôi chưa đồng ý. Chúng tôi muốn hỏi xem phần của Mẹ chúng tôi trên tài sản này là như thế nào? Bố tôi mất đến nay mới đc 3 năm, không để lại di chúc.
Nhà tôi có 6 anh chị em, ba mẹ mất từ lâu mẹ mất năm 1990 và ba mất 20/6/2006 không để lại di chúc. Mẹ tôi Nguyễn Thi A là người đứng tên mua nhà (nhà không sổ đỏ và chỉ có giấy viết tay có xác nhận) với diện tích là dài 8m ngang 2,5m nhà bằng lá, nhà sàn. Trong nhà hiện giờ chỉ có tôi và con gái sống, anh chị em của tôi đã ra ở riêng từ lâu và chuyển hộ khẩu đi nơi khác. Tôi là người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu và con gái tôi là nhân khẩu trong sổ. Sau này tôi có sửa chửa nhà 3lần và nới rộng diện tích nhà ra dài 15m và ngang 4,5m nhà xây lại bằng gạch,đổ nền giả, 1 gác lửng (nhà ven sông). Nay anh chị em của tôi thấy nhà khang trang và có giá nên có ý dòm ngó muốn tranh chấp và chia đều tài sản làm 6 phần bằng nhau. Anh trai thứ 6 của tôi vì nghĩ rằng có tên trong hộ khẩu sẽ dễ chia tài sản hơn nên muốn nhập hộ khẩu về lại đây,tôi kiên quyết không cho và không chịu ký tên bảo lãnh. Anh tôi đòi nộp đơn kiện, nếu bị kiện tôi có bị buộc phải cho anh của tôi nhập hộ khẩu hay không? Về phần phân chia tài sản thừa kế không có di chúc thì sẽ chia theo diện tích nhà cũ 8-2,5m hay chia theo diện tích nhà mà tôi đã sửa chữa 15-4,5? Và tôi có được lấy lại số tiền mà mình đã bỏ ra xây lại nhà hay không? + Còn một chuyện quan trọng là trong giấy khai sinh của tôi họ và tên của mẹ là Nguyễn Thị B (vợ chánh của ba tôi)và bà cũng đã mất. Nhưng mẹ tôi lại là Nguyễn Thị A người đứng tên mua ngôi nhà này (mấy anh chị em của tôi cũng vậy chỉ riêng anh thứ 6 của tôi là đúng họ tên của mẹ Nguyễn Thị A) nhưng không ai biết việc này vì tôi là người giữ hết tất cả giấy tờ trong nhà. Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Trong giấy khai sinh bị như vậy thì tôi có được chia thừa kế cũng như là mấy người còn lại hay chỉ riêng người anh thứ 6 của tôi la được hưởng? Khi tranh chấp có cần sử dụng đến giấy khai sinh hay không? Xin cảm ơn đã đọc tâm sự của tôi. Thân...
Tại thời điểm mở thừa kế, xác định được 1 người hưởng thừa kế là hàng thứ III (chị của người để lại di sản). Tuy nhiên đến khi làm thủ tục khai nhận thừa kế thì người chị được thừa kế này cũng chết. Vậy con của người chị được thừa kế (đã chết) có được đứng ra làm thủ tục khai nhận thừa kế cho mẹ mình không.
Năm 2005 ông nội tôi có làm di chúc để lại một lô đất thổ cư 5m*30m , trên lô đất này có một căn nhà gỗ lợp tôn. Lô đất này được chia cho bố tôi 2m*30m và người cô của tôi 3m*30m.lúc này bố tôi đã ra ở riêng còn người cô vẫn ở trong căn nhà này để chăm sóc ông nội tôi. Sau đó người cô tôi đã bỏ tiền ra xây lại một căn nhà cấp 4 trên lô đất này ( diện tích nhà 5m*30m).Năm 2006 ông tôi qua đời và di chúc đã được đọc . hiện giờ bố tôi muốn thực hiện di chúc thì bố tôi được hưởng 2m*30m đất thổ cư hay là 2m*30m căn nhà cấp 4 này .
Ông A có vợ và 5 người con, ông A chết không để lại di chúc. Di sản để lại là một phần đất nông nghiệp 50.000 m2, ông A là người đứng tên trên GCN QSDĐ. Tất cả người thừa kế hàng thứ nhất của ông A (vợ, các con ruột) đến UBND xã yêu cầu chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản thống nhất để lại toàn bộ quyền sử dụng đất phần đất nêu trên cho anh B (con cả). Trong quá trình niêm yết văn bản trong 30 ngày trước khi chứng thực, UBND xã nhận được đơn yêu cầu của tập thể 10 chủ nợ của anh C (con út) yêu cầu không chứng thực văn bản trên với lý do hiện anh C thiếu nợ họ số tiền 500 triệu đồng và không có khả năng trả nợ, việc anh C từ chối không nhận phần di sản trên là trốn tránh trách nhiệm trả nợ. UBND xã đã cử cán bộ xác minh, việc anh C thiếu nợ số tiền trên và hiện nay anh C không có khả năng trả là đúng sự thật. Do đó UBND xã đã từ chối chứng thực văn bản phân chia di sản trên căn cứ vào khoản 1 điều 642 Luật dân sự 2005. Vậy việc t ừ chối chứng thực văn bản phân chia di sản của UBND xã có đúng pháp luật hay không?