Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là gì?
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là gì?
- Cỡ chữ Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là bao nhiêu?
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong Nghị quyết của Quốc hội trình bày ở phần nào?
- Số, ký hiệu của nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp như thế nào?
Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Điều 4. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
1. Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
2. Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Theo đó, Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là:
- Quốc hiệu là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
- Tiêu ngữ là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là gì? (Hình từ Internet)
Cỡ chữ Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Điều 30. Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ
1. Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
2. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Như vậy, khi trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội cần lưu ý cỡ chữ Quốc hiệu là 12, còn cỡ chữ Tiêu ngữ là 14.
Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong Nghị quyết của Quốc hội trình bày ở phần nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Điều 3. Phần mở đầu văn bản
1. Phần mở đầu bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Phần mở đầu pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
3. Phần mở đầu nghị quyết liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành (sau đây gọi là nghị quyết liên tịch) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên các cơ quan cùng ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
[...]
Theo quy định này, Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong Nghị quyết của Quốc hội được trình bày ở phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội như hình dưới đây:
Số, ký hiệu của nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Điều 6. Số, ký hiệu của văn bản
1. Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có loại văn bản, số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội.
2. Số, ký hiệu của nghị quyết liên tịch gồm có số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của loại văn bản, tên viết tắt của cơ quan cùng ban hành văn bản.
Nghị quyết liên tịch được đánh số theo hệ thống quản lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của loại văn bản, chữ viết tắt chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.
Theo đó, số, ký hiệu của nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp như sau: loại văn bản, số thứ tự của văn bản, năm ban hành văn bản, tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội.
Ví dụ: Nghị quyết 44/2022/QH15.
Trong đó:
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Số thứ tự của văn bản: 44
- Năm ban hành văn bản: 2022
- Tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản: Quốc hội
- Số khóa Quốc hội: 15
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?