Phân chia di sản thừa kế khi có người mất tích
Do bố bạn chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bạn, mẹ bạn cùng ở hàng thừa kế thứ nhất. Bố mẹ bạn có nhận một người làm con nuôi, từ thông tin bạn trình bày tôi cho rằng thủ tục nhận con nuôi là hợp pháp. Trước khi bố bạn chết, người con nuôi này đã bị Tòa án tuyên bố là mất tích. Vì vậy,theo quy định của pháp luật, người con nuôi của bố mẹ bạn cũng là đồng thừa kế với bạn và mẹ bạn. Điều kiện để cả bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn đều phải không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 dưới đây:
Người không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trong trường hợp này, di sản thừa kế mà bố bạn để lại sẽ được chia đều cho ba người là bạn, mẹ bạn và người con nuôi của bố mẹ bạn. Tại thời điểm này, người con nuôi đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2005, bạn và mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án giao phần di sản thừa kế mà người con nuôi đó được hưởng để quản lý.
- Trường hợp người con nuôi đó trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Người đó trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản là bạn và mẹ bạn chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
- Trường hợp sau ba năm (kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật) mà vẫn không có tin tức xác thực người con nuôi của bố mẹ bạn còn sống thì bạn và mẹ bạn có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố người con nuôi đó đã chết theo quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005. Khi đó, phần tài sản của người con nuôi này sẽ trở thành di sản của người chết và được chia thừa kế theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?