Đảo Lý Sơn thuộc huyện nào, tỉnh nào? Định hướng phát triển đảo Lý Sơn như thế nào?

Đảo Lý Sơn thuộc huyện nào, tỉnh nào? Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích tự nhiên bao nhiêu km2?

Đảo Lý Sơn thuộc huyện nào, tỉnh nào?

Tại Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1456/QĐ-TTg năm 2023 như sau:

Như vậy, đảo Lý Sơn là một đảo thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích tự nhiên bao nhiêu km2?

Tại Mục 1 Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1456/QĐ-TTg năm 2023 có quy định như sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Phạm vi ranh giới Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,24 km2, bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền và phần không gian biển được xác định theo Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
[...]

Như vậy, quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích tự nhiên 5.155,24 km2, bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền và phần không gian biển.

Đảo Lý Sơn thuộc huyện nào, tỉnh nào? Định hướng phát triển đảo Lý Sơn như thế nào?

Đảo Lý Sơn thuộc huyện nào, tỉnh nào? Định hướng phát triển đảo Lý Sơn như thế nào? (Hình từ Internet)

Định hướng phát triển đảo Lý Sơn như thế nào?

Tại Tiểu mục 3 Mục 3 Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1456/QĐ-TTg năm 2023 có quy định như sau:

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
[...]
3. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội và phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
a) Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội
Phát triển tỉnh Quảng Ngãi theo 06 vùng không gian kinh tế động lực với định hướng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội theo đặc trưng cho từng vùng để đảm bảo sự phát triển cân bằng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, cụ thể:
[...]
- Vùng kinh tế rừng xanh, bao gồm các huyện: Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ; hình thành các trung tâm kinh tế miền cao, vùng trồng dược liệu, trồng chè, trồng rừng cây gỗ lớn, phát triển rừng trồng sản xuất, cây lâm sản ngoài gỗ, các trung tâm chế biến lâm sản, phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch - văn hoá địa phương, hướng tới đột phá kinh tế rừng cho Quảng Ngãi.
- Vùng kinh tế nông nghiệp, bao gồm: các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi phát triển nông nghiệp xen giữa các khu vực đồi núi thuộc địa giới hành chính của các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, một phần huyện Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ; giảm thâm dụng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, hình thành các hành lang kinh tế hỗn hợp - tuần hoàn, các vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các vùng chuyên canh sản xuất nông - lâm sản.
- Vùng kinh tế biển đảo, bao gồm: Đảo Lý Sơn “Ngọc lớn - Ngọc bé” của Biển Đông, với định hướng vai trò là tiền phương của ngành du lịch biển đảo, khu vực này sẽ phát triển trở thành một đô thị du lịch cao cấp gắn với các hoạt động tham quan nghỉ dưỡng biển, du lịch trải nghiệm các lễ hội truyền thống, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương (hành, tỏi...), bảo tồn và phát huy các làng chài.

Như vậy, phương án tổ chức hoạt động kinh tế- xã hội đối với vùng kinh tế biển đảo theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển Đảo Lý Sơn “Ngọc lớn - Ngọc bé” của Biển Đông, với định hướng vai trò là tiền phương của ngành du lịch biển đảo, khu vực này sẽ phát triển trở thành một đô thị du lịch cao cấp gắn với các hoạt động tham quan nghỉ dưỡng biển, du lịch trải nghiệm các lễ hội truyền thống, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương (hành, tỏi...), bảo tồn và phát huy các làng chài.

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh thành phố?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm cực Đông của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Khánh Hòa thuộc vùng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? TP Hải Phòng giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Ninh Thuận có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Ninh Thuận giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Khánh Hòa có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Khánh Hòa giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Hà Giang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tây Ninh có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã? Tỉnh Tây Ninh giáp với những tỉnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Lương Thị Tâm Như
72 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa giới hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa giới hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào