Tiền phúng viếng có phải di sản thừa kế không?
Căn cứ vào Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di sản:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Tài sản riêng của người đã chết là tài sản người đó có được bằng thu nhập hợp pháp lúc còn sống như tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, được hưởng thừa kế, trúng số; tài sản là tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).
Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác là tài sản có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Căn cứ vào Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.
Theo đó, tiền phúng viếng không phải là tài sản riêng của người đã chết để lại, cũng không phải tài sản chung với người khác. Tiền phúng viếng phát sinh sau thời điểm người có tài sản chết, tức là phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nên không phải là tài sản của người chết để lại. Do đó, tiền phúng viếng không phải là di sản thừa kế.
Như vây, số tiền phúng viếng sau đám tang của bố anh là 120 triệu không phải là di sản thừa kế. Việc phân chia số tiền phúng viếng sau đám tang sẽ do anh em bạn tự thỏa thuận, phân chia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?