Hỏi đáp pháp luật về Bất động sản

Hỏi đáp pháp luật Đất tranh chấp nằm trong diện quy hoạch tái định cư giải quyết thế nào? 13:52 | 25/08/2016

Xin chào luật sư! Con rất mong nhận được sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư. Câu chuyện như sau: Ông bà nội con có 3 người con gái và một người con trai là bố con. Cô 3 của con đã mất lúc mới sinh ra. Còn cô 2 không có gia đình và đang sống với bố mẹ con thờ cúng tổ tiên. Cô út thì có gia đình và được ông nội cho một mảnh đất và hiện tại đã có sổ hồng. Còn cô 2 và bố con sống chung với ông bà nội trên  phần đất còn lại do ông nội con đứng tên. Sau khi ông nội con mất thì bà nội con đứng tên mảnh đất đó. Ngoài ra nội con còn có 2 mảnh đất khác, khi bố con bị bệnh thì phải bán 1 mảnh để lo viện phí. Trong lúc đó thì bà nội con đã cho cô út một phần, còn cô 2 thì không có. Nhưng sau khi bố con hết bệnh thì vẫn còn nợ ngân hàng một khỏang tiền.Và ở nhà đã quyết định bán mảnh đất thứ 2. Sau khi bán xong, cô 2 con trả nợ ngân hàng và làm thủ tục giấy tờ bán đất thì còn lại số tiền là 800 triệu. Bố con có 3 người con gái và một người con trai. Sau đó bố con có hỏi ý kiến của nội để cho 2 chi gái của con mỗi người là 75 triệu để xây nhà trên một phần  mảnh đất do nội đứng tên.Nội không có ý kiến và nói làm sao cũng được. Cứ ngỡ cuộc sống sẽ thật hạnh phúc khi trả nợ ngân hàng xong, nào ngờ cô út không biết đã làm cái gì khiến cho nội con tin lời và nhất định kêu cô 2 con đưa số tiền là 800triệu( tính luôn phần đã cho 2 chị con) để nội con chia ra làm 4 phần: mỗi người sẽ là 200 triệu.Bố con 200, cô 2 200tr và cô út 200tr và 200tr là của nội và phải chia đất mảnh đất nhà con đang sống mà nội đang đứng tên với những người cùng vai vế là anh em của ông cố nội con.Và nói là đất hương quả do ông bà để lại. Sau một thời gian căng thẳng  thì cô 2 con cũng đồng ý đưa cho út và nội số tiền cũng như chia một phần đất cho những người mà con đã nói ở trên với một thỏa thuận: Là phải để lại những phần đất còn lại ở nhà cho bố con và cô 2. Và cô út không được dính líu gì trong phần đất này nữa. Thì nội đã đồng ý, và lúc giao tiền là ở văn phòng ấp và có viết văn bản. lúc đó có trưởng ấp, tổ trưởng của tổ và hôi phụ nữ, bố con, cô 2, cô út và nội con nữa. Mọi người đã đồng ý và kí vào đó. Trong thời gian đó bố con và cô 2 không đi sang tên quyền sử dụng đất mà vẫn để nội đứng tên. Vì cứ nghĩ sẽ không sao. Nhưng cô út vẫn chưa chịu kêu nội con đứng tên đi thưa bố con và cô 2 cùng với mọi người trong gia đình là không quan tâm nội và đòi lấy lại đất. Không cho cái gì hết. Với thư mời lên xã, nội con nói tại xã chỉ cho một phần nhỏ của đất( không bằng một nửa của cô út  mà ông nội đã cho). Nên cô 2 con và bố đã không đồng ý. Nhiều lần xã cứ mời lên như vậy rồi bây giờ chưa giải quyết tới đâu hết.Sau những lần đó nội đã xuống nhà cô út ở và sinh hoạt ở đó. Hiện tại gia đình của con rất căng thẳng không biết phải làm sao. Nếu như nội con để lại di chúc lại cho hết đất cho cô út con thì có đúng luật pháp kkông? Và tờ giấy mà nội con kí ở văn phòng có được luật pháp công nhận  không? Và nếu nội con mất mà không làm di chúc thì cô út có quyền về chia đất nữa không ? Và ở xã không giải quyết chuyện này nữa thì sao? Và con nghe nói khu đất nhà con sẽ quy họach thành khu tái định cư thì không biết có ảnh hưởng gì không tới đất đang tranh chấp. Con mong nhận được hồi âm của luật sư. Cảm ơn luật sư rất nhiều!

Hỏi đáp pháp luật Xả thải gây ô nhiễm có vi phạm hay không? 13:51 | 25/08/2016

Tôi đang có vấn đề bức xúc mong được luật sư giúp đỡ: Nhà ông M bên cạnh gia đình tôi, gia đình ông làm nghề xay xát gạo, nấu rượu và nuôi lợn. Do thửa đất mà gia đình ông ở có vị trí không thuận lợi, nước thải từ việc nuôi lợn và sinh hoạt thường ngày của gia đình ông thải chỉ có thể dẫn qua vườn nhà tôi để ra đường nước thải chung của cả xóm. Trước đây do ít vốn, nuôi ít lợn nên việc xả thải không ảnh hưởng lớn. Thời gian gần đây ông M đầu tư lớn, nuôi số lượng rất lớn lợn nên đã gây tắc nghẽn đường nước thải chung. Trời nắng thì mùi hôi thối bốc lên gây khó chịu, trời mưa thì nước ngập tràn gây ô nhiễm tới gia đình tôi và các hộ xung quanh. Chúng tôi đã đề nghị ông xây bể khí biôga thì ông nói không có chỗ mà xây. Ông vẫn tiếp tục xả nước thải ra gây ô nhiễm trầm trọng. Đại diện thôn cũng đã đến giải quyết nhưng không thành công. Xin hỏi việc làm trên của gia đinh ông M có vi phạm pháp luật hay không? Tôi không muốn cho gia đình ông thoát nước qua vườn của nhà tôi có được không?

Hỏi đáp pháp luật Điều kiện và thẩm quyền cưỡng chế tranh chấp đất đai 13:50 | 25/08/2016
Việc tranh chấp đất đai của hai gia đình đã được UBND xã hòa giải, hai bên ký vào biên bản nhất trí với sự chứng kiến của các thành phần trong xã, huyện và báo cáo được huyện phê chuẩn, được niêm yết công khai tại xã. Hai bên không khiếu kiện, nhưng một bên không chấp hành, mặc dù đã được vận động, thuyết phục. Xin hỏi trong trường hợp trên cấp xã hay huyện được cưỡng chế thi hành và những điều kiện thực hiện việc cưỡng chế?
Hỏi đáp pháp luật Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai 13:50 | 25/08/2016

Hiện nay gia đình tôi bị gia đình bên cạnh lấn chiếm đất đai, tôi đã viết đơn đề nghị nhiều lần với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện giải quyết nhưng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nghiêng về phía người lấn chiếm. Hiện nay tôi không đồng ý với cách giải quyết của các cấp có thẩm quyền (UBND xã, UBND huyện và phòng địa chính), vậy xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ đất đai của gia đình?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế 13:49 | 25/08/2016

Hiện tại gia đình tôi có một mảnh đất của cụ nội để lại và vẫn mang tên chủ sở hữu là cụ ông và cụ sinh ra 5 người con trai và 2 người con gái, nhưng cụ ông mất năm 1996, Sau khi cụ ông mất thì Cụ bà có nói sau này sẽ để lại mảnh đất cho người con út nhưng không lập thành văn bản. Sau khi cụ bà mất vào năm 2008 thì ngôi nhà của 2 cụ đã bị dỡ, do việc thờ cúng của các cụ ông con trai cả không có trách nhiệm gì nên hiện ông út ( còn sống) muốn về xây ngôi nhà trên nền đất của các cụ để lại nhưng bị vấp phải tranh chấp của ông con trai cả, ông cả muốn lấy hết số đất của các cụ để lại, trong khi chủ sở hữu đất vẫn là mang tên cụ ông, vậy các Luật sư cho hỏi nếu mang ra pháp luật thì tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào, xin cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Hướng giải quyết tranh chấp đất đai 13:49 | 25/08/2016
Năm 1992 ông Nguyễn Văn A bán 9960m 2 đất thổ cư cho ông Trần Văn B (ông B đứng ra mua giùm cho em vợ là Huỳnh Văn C, việc mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng). Đến năm 1994 ông Huỳnh Văn C bán cho ông Phạm D. (Có giấy viết tay). Sau khi mua ông Phạm D cho con là Phạm E miếng đất nói trên (chỉ cho bằng miệng). Ông Phạm E đã ở từ đó cho đến nay gần 20 năm và thực hiện các nghĩa vụ công dân. Đến năm 2012 ông Phạm E xuống làm thủ tục sang tên thì được biết mảnh đất trên đã được cấp bìa đỏ cho ông Nguyễn Văn A từ năm 1994. Nay ông E làm đơn kiến nghị để được giải quyết. Tuy nhiên đất thì ông A vẫn để cho ông E ở bình thường nhưng ông E làm đơn và yêu cầu ông A xuống giải quyết thì ông A nói ông không liên quan đến ông E, mà thực tế ông chỉ có mua bán với ông B thôi, ngoài ra những người sau ông không biết. Vậy xin luật sư tư vấn hướng giải quyết vụ việc trên như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai cầm cố 13:49 | 25/08/2016
Chào luật sư Hiện nay gia đình em đang gặp vấn đề tranh chấp đất đai,chưa biết giải quyết thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp em . bên A là người cho cầm cố đất, bên B là người cầm cố đất, bên A cho bên B cầm cố đất với thời gian 3 năm với số tiền là 5 cây vàng, và được bên chính quyền ấp xác nhận. Nhưng trong khoảng thời gian chưa hết hợp đồng(bên B chỉ ở được khoảng hơn một năm), bên A đã bán miếng đất bên B đang cầm cố cho bên C là người mua lại miếng đất đó và có giấy tờ bằng khoán đầy đủ và cũng được chính quyền xác nhận mà không thông báo và hoàn tiền lại cho bên B, bên C lên tiếng đòi lại đất mà mình đã mua, và đưa ra chính quyền giải quyết mà vẫn chưa được. vậy luật sư cho em hỏi bên nào đúng bên nào sai, bên nào có lợi quyền pháp lí nhều hơn.
Hỏi đáp pháp luật Tự ý sử dụng diện tích đất bỏ hoang của người khác 13:49 | 25/08/2016

Kính chào Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn Tôi có nội dung này xin tư vấn của Luật sư: Trên địa bàn xã tôi có Ông Hoàng Văn Nguyệt khai khoang một thửa vào thời điểm trước năm 1990, diện tích thửa đất rộng 2000m2. Sau khi ông Nguyệt chết đi thì con trai ông là Hoàng Văn Khánh tiếp tục sản xuất trên diện tích đó. Đến năm 2005 vì điều kiện gia đình neo người nên thửa đất được bỏ hoang. Đến năm 2009 gia đình ông Đào Văn Tam công dân cùng thôn đã tự ý vào sản xuất trên diện tích đất đó. Trong quá trình ông Tam sản xuất gia đình ông Khánh đã nhiều lần trao đổi để ông Tam trả lại diện tích đất tuy nhiên ông Tam không đồng ý. Đến năm 2014, 2015 thì hai bên xảy ra tranh chấp. Xin hỏi Luật sư cách giải quyết và các quy định của pháp luật về trường hợp này

Hỏi đáp pháp luật Để lại phần đất cho con có cần hỏi ý kiến người có liên quan đến mảnh đất 13:49 | 25/08/2016

Gia đình mẹ tôi có hai chị em,ông bà ngoại tôi để lại 2 mảnh đất cho hai chị em. Nhưng do cậu tôi ở bên Đức nên không đứng tên được mẹ tôi đã đứng tên trong sổ cùng bà ngoại của tôi(ông tôi đã mất năm 1991) sau đó năm 2008 bà tôi đã mất ,còn lại mẹ tôi đứng tên thứ hai trong sổ đỏ.Tháng 9/2012 cậu tôi về và đã sang tên phần đất mà bà tôi để lại cho cậu tôi. Còn phần của mẹ tôi thì vẫn có tên của bà và tên mẹ tôi là thứ hai. Vậy xin hỏi nếu sau này mẹ tôi có để lại phần đất đó cho tôi cần phải hỏi ý kiến cậu tôi nữa khổng??? bây giờ mẹ tôi chuyển hoàn toàn tên sổ đỏ đó sang tên mẹ tôi có là cần thiết hay không??? Hay là không cần thiết....xin các luật sư trả lời giúp gia đình tôi  Xin cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Đất chuyển nhượng trước 1990 chỉ có giấy viết tay không xác nhận của chính quyền có vi phạm quy định không? 13:49 | 25/08/2016

Cho em hỏi đất đai được chuyển nhượng trước năm 1990 không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bằng giấy viết tay không có xác nhận của UBND xã thì có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì theo em biết nếu áp dụng vào luật đất đai 2003 thì nội dung trên sẽ không phù hợp nhưng thời điểm trước năm 1990 thì luật đất đai 2003 chưa có hiệu lực vậy vào thời điểm này những văn bản luật nào quy định vấn đề này?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai của bố mẹ 13:49 | 25/08/2016

Ông bà nội tôi đều đã chết từ trước năm 1990. Khi chết, ông bà nội tôi có để lại một ngôi nhà trần và một thửa đất rộng khoảng hơn 500m2. Ngôi nhà và thửa đất này do bố, mẹ tôi sử dụng từ đó đến nay (các bác, chú các cô đều ở xa). Đến năm 2001, Chú tôi trở về và không biết bằng cách nào mà chú tôi lại được UBND huyện cấp Giấy CNQSD đất 215 m2 đất (được cắt ra từ thửa đất của ông bà nội để lại). Khi bố mẹ tôi biết việc này, hỏi chú tôi thì chú trả lời: Đất của bố mẹ (tức ông bà nội tôi) mỗi anh em phải được chia một ít. Thực tế thì khi ông bà nội tôi còn sống đã chia cho mỗi bác, chú, cô một ít tài sản. Chỉ có bố mẹ tôi ở cùng ông bà, chăm sóc ông bà nên ông bà để lại và cho sử dụng nhà và đất đó (chỉ cho miêng chứ không có giấy tờ gì). Bố mẹ tôi vẫn sử dụng đất đó đến năm 2001 thì chú tôi có tranh chấp. Sự việc đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Xin Luật sư cho tôi hỏi: - Chú tôi làm như vậy có đúng không, UBND huyện cấp sổ đỏ cho chú tôi có đúng không? - Bố mẹ tôi có được coi là đương nhiên được hưởng tài sản thừa kế của ông bà tôi không (đến năm 2000 là hết thời hiệu khởi kiện)

Hỏi đáp pháp luật Tư vấn về tranh chấp đất đai 13:48 | 25/08/2016

Vào năm 1970 ông Nội tôi có mua một miếng đất của người gần địa phương, tới năm 1972 ông Nội có xây dựng nhà ở bằng vạch tường xưa, trên mái nhà có xây dựng ban công phía trước và bên hông (phía dưới mặt đất bên hông ban công là đường mương, cống thoát nước chạy dài ra phía sau, phía sau nhà Nội tôi có xây dựng nhà tắm, cầu tiêu đưa ra bằng diện tích phía trên ban công, nằm xác ranh đất của gia đình kế bên). Đến năm 1998 gia đình tôi đập phá nhà tắm, cầu tiêu xây dựng lại và có lặp lại đường mương, thành đường đi thông ra từ phía trước ra đến phía sau nhà Nội tôi. Phía sau nhà Nội tôi có xây dựng bồn chứa nước để phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân trong xã, lúc đó Ba tôi có lắp đặt đường ống nước chạy dài ra phía trước nằm trên đường đi phía bên hông, có bản vẽ sơ đồ ống nước do Ủy Ban Nhân Dân xã ký xác nhận năm 1998. Đến năm 2000 có một phái đoàn ở Huyện lên đo đạc để cấp giấy QSDĐ, trong lúc đo đạc ký giáp ranh với nhà kế bên lúc đó ông Nội tôi 72 tuổi, ông Nội tôi tự ký, không cho con cháu nào biết hết. Đến năm 2002 UBND Xã mới cấp giấy QSDĐ với chiều ngang 6,97m (chưa tính ban công đưa ra phía bên hông là 0,72m). Cho đến năm 2007 gia đình kế bên thưa kiện là phần đất phía bên hông thuộc QSDĐ của gia đinh kế bên. Vậy cho tôi hỏi nếu trường hợp này thì ban công bên hông phía trên và phía bên hông đường đi thuộc quyền sơ hữu của ai, từ trước tới giờ hai bên không có bằng chứng nào xác minh được là nguồn gốc của mình, lúc đó buôn bán bằng giấy tay không thể hiện được diện tích. Đến thời điểm này nhà Nội tôi vẫn giữ nguyên hiện trang ban công từ trước đến bây giờ, cho tôi hỏi làm thế nào mới thể hiện được ban công và lối đi phía bên hông thuộc quyền sơ hữu của gia đình Nội tôi.  Trong trường hợp này do UBND cấp QSDĐ trồng lên phần đất ở cố định của gia đình Nội tôi như thế có đúng pháp luật không? Mong LS Quỳnh Như tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất dồn điền, đổi thửa 13:48 | 25/08/2016

Thưa ông Cường, Năm 2011 nhà tôi được nhận một  mảnh đất dồn điển đổi thửa rộng 2500m2, trong quá trình chia đất, các thành viên chia đất đã tạo điều kiện cho các hộ trong khu vực quanh nhà tôi bằng cách đo tăng cho mỗi hộ khoảng 100m2. Đến khi làm sổ, nhà liền kề đã không công nhận mốc cũ mà yêu cầu gia đình tôi phải mời địa chính đến đo lại và yêu cầu đo đủ diện tích đất nhà tôi còn phần còn lại là đất nhà họ. Nếu như vậy thì gia đình họ đã được hơn nhà tôi 200m2. Theo ông thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn ông.

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai giữa 2 hộ dân có được cưỡng chế không? 13:48 | 25/08/2016

Chúng tôi gồm 05 hộ gia đình có chung một khu vệ sinh chung có diện tích 11,2m2 sử dụng từ năm 1987. Sau này ai cũng có nhà riêng nên khu vệ sinh chung này không được sử dụng nữa nhưng vẫn do 05 hộ gia đình chúng tôi quản lý. Năm 2007, khi Hà Tây bàn giao về Hà Nội thì trên bảng thông kê diện tích đất để làm sổ đỏ do bộ công an làm có ghi rõ là khu vệ sinh chung này thuộc sở hữu của 05 gia đình chúng tôi nhưng do diện tích quá bé nên không làm được sổ đỏ. Năm 2000, chủ khu đất cạnh nhà vệ sinh chung này bán cho một người khác.Chủ mới năm 2007 làm sổ đỏ cùng chúng tôi và trong sổ đỏ ghi rõ diện tích đất thuộc sở hữu là 30m2. Nhưng năm 2010, do giả mạo chữ ký của 02 hộ liền kề nên làm được sổ đỏ mới bao gồm cả diện tích khu vệ sinh chung của chúng tôi. Từ đó đến nay chúng tôi đã làm đơn tố cáo theo từng cấp và đến thanh tra chính phủ nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng mặc dù có đầy đủ chứng cứ về việc giả mạo giấy tờ. Trong thời gian chờ câu trả lời của thanh tra chính phủ thì UBND phường ra quyết đinh cưỡng chế đối với khu vệ sinh chung của chúng tôi và đã thực hiện. Nay tôi muốn hỏi là tranh chấp giữa các hộ dân sự mà UBND phường để công an,dân phòng,.. đến cưỡng chế thế có đúng không. Chúng tôi có nên đưa vụ việc ra tòa không. Xin chân thành cảm ơn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào