Tuổi nghỉ hưu năm 2025 sẽ tăng lên bao nhiêu tháng?
Tuổi nghỉ hưu năm 2025 sẽ tăng lên bao nhiêu tháng?
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu:
Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
[...]
Theo đó, người lao động trong điều kiện lao động bình thường tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình:
- Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028
- Đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Từ năm 2021, người lao động trong điều kiện lao động bình thường có tuổi nghỉ hưu là:
Lao động nam: đủ 60 tuổi 03 tháng; Lao động nữ đủ 55 tuổi 04 tháng.
Và sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ.
Như vậy tuổi nghỉ hưu năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường như sau:
- Của lao động nam: 61 tuổi 03 tháng
- Của lao động nữ: 56 tuổi 08 tháng.
Từ những lập luận trên, có thể thấy độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam năm 2024 là 61 tuổi sẽ tăng thêm 03 tháng lên 61 tuổi 03 tháng vào năm 2025; của lao động nữ từ 56 tuổi của năm 2024 sẽ tăng thêm 04 tháng lên 56 tuổi 04 tháng vào năm 2025.
Do đó, tuổi nghỉ hưu năm 2025 sẽ tăng 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
Tuổi nghỉ hưu năm 2025 sẽ tăng lên bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu được quy định như sau:
[1] Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12.2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
[2] Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
[3] Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
[4] Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt.
Các trường hợp chấm dứt việc hưởng lương hưu?
Theo Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định chấm dứt việc hưởng lương hưu đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
- Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản
- Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật
- Các trường hợp tạm dừng, chấm dứt, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác theo quy định của Chính phủ
Trường hợp chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được tiếp tục chi trả tiền lương hưu của thời gian chưa nhận khi có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc quyết định tuyên bố là đã chết
Lương hưu của đối tượng này được tiếp tục chi trả kể từ thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội nhận văn bản đề nghị được hưởng lại lương hưu và không bao gồm tiền lương hưu của thời gian chưa nhận do từ chối nhận
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?