Tự ý sử dụng diện tích đất bỏ hoang của người khác

Kính chào Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn Tôi có nội dung này xin tư vấn của Luật sư: Trên địa bàn xã tôi có Ông Hoàng Văn Nguyệt khai khoang một thửa vào thời điểm trước năm 1990, diện tích thửa đất rộng 2000m2. Sau khi ông Nguyệt chết đi thì con trai ông là Hoàng Văn Khánh tiếp tục sản xuất trên diện tích đó. Đến năm 2005 vì điều kiện gia đình neo người nên thửa đất được bỏ hoang. Đến năm 2009 gia đình ông Đào Văn Tam công dân cùng thôn đã tự ý vào sản xuất trên diện tích đất đó. Trong quá trình ông Tam sản xuất gia đình ông Khánh đã nhiều lần trao đổi để ông Tam trả lại diện tích đất tuy nhiên ông Tam không đồng ý. Đến năm 2014, 2015 thì hai bên xảy ra tranh chấp. Xin hỏi Luật sư cách giải quyết và các quy định của pháp luật về trường hợp này

Theo nội dung bạn trình bày thì đất đó có nguồn gốc từ việc gia đình ông Nguyệt khai hoang từ năm 1990 và sử dụng ổn định đến năm 2005, tức là 15 năm. Sau đó vì hoàn cảnh neo đơn nên đất bị bỏ hoang và năm 2009 thì gia đình ông Tam tự ý vào canh tác. Như vậy, đất này không phải là vô chủ hay còn hoang hóa không người sử dụng mà do gia đình ông Nguyệt khai hoang và canh tác 15 năm như đã nói nên gai đình ông Tam muốn vào canh tác khi gia đình ông Nguyệt bỏ bê vì không có người thì phải có ý kiến đồng ý của gia đình ông Nguyệt.

Do vậy, việc gia đình ông Tam tự ý chiếm đất do gia đình ông Nguyệt khai hoang và canh tác 15 năm là sai nên gia đình ông Nguyệt thực hiện việc gởi đơn yêu cầu giải quyết theo quy định tại điều 203 Luật đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận  thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
372 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào