Điều kiện và thẩm quyền cưỡng chế tranh chấp đất đai
Theo quy định của Luật Đất đai, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Quyết định số 25/2015 ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định chi tiết cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; cưỡng chế thi hành quyết định công nhận hòa giải thành trong tranh chấp đất đai như sau: Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành đã có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật. Người phải chấp hành đã nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành hoặc quyết định đó đã được niêm yết, thông báo công khai theo quy định. Người phải chấp hành quyết định không tự nguyện chấp hành sau khi đã được ban cưỡng chế, UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục. Có quyết định cưỡng chế và quyết định cưỡng chế đó đã được giao cho đối tượng bị cưỡng chế và được niêm yết, thông báo công khai. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành hoặc có thể ủy quyền khi vắng mặt cho cấp phó ban hành quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành đã được ban hành. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. Từ quy định nêu trên thì trường hợp của gia đình bác thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?