Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện như thế nào từ 01/01/2025?
- Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện như thế nào từ 01/01/2025?
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo các bước như thế nào?
Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện như thế nào từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về từ 01/01/2025, việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện như sau:
- Khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động bị nạn hoặc thân nhân người bị nạn phải báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo mẫu khai báo tai nạn lao động;
- Khi nhận được tin báo tai nạn của người lao động hoặc gia đình người lao động bị tai nạn, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu báo cáo nhanh;
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì đồng thời phải báo với cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra tai nạn.
Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện như thế nào từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 11. Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
[...]
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4;
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4.
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, thì giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 23. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động hoặc thân nhân người lao động bị nạn nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong thời hạn như sau:
a) 30 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
b) 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bị chết.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Như vậy, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người lao động hoặc thân nhân người lao động bị nạn nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong thời hạn như sau:
- 30 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa,
- 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bị chết.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động;
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?