Tranh chấp đất đai thừa kế

Hiện tại gia đình tôi có một mảnh đất của cụ nội để lại và vẫn mang tên chủ sở hữu là cụ ông và cụ sinh ra 5 người con trai và 2 người con gái, nhưng cụ ông mất năm 1996, Sau khi cụ ông mất thì Cụ bà có nói sau này sẽ để lại mảnh đất cho người con út nhưng không lập thành văn bản. Sau khi cụ bà mất vào năm 2008 thì ngôi nhà của 2 cụ đã bị dỡ, do việc thờ cúng của các cụ ông con trai cả không có trách nhiệm gì nên hiện ông út ( còn sống) muốn về xây ngôi nhà trên nền đất của các cụ để lại nhưng bị vấp phải tranh chấp của ông con trai cả, ông cả muốn lấy hết số đất của các cụ để lại, trong khi chủ sở hữu đất vẫn là mang tên cụ ông, vậy các Luật sư cho hỏi nếu mang ra pháp luật thì tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào, xin cảm ơn

 

1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình (1959, 1986, 2000, 2014) thì tài sàn vợ chồng chia đôi nên nhà đất của các cụ nhà bạn sẽ chia đôi, cụ ông được quyết định 1/2 giá trị, cụ bà được quyết định 1/2 giá trị. 

2. Theo quy định của Pháp lệnh thửa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đều quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Do vậy, trong khối tài sản là nhà đất nêu trên 1/2 giá trị là di sản của cụ ông để lại nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên ai đang quản lý nhà đất sẽ được quản lý 1/2 giá trị (phần của cụ bà), còn 1/2 giá trị còn lại mới là di sản của cụ bà và có thể yêu cầu tòa án phân chia theo pháp luật. Nếu đến 2018 mà gia đình vẫn chưa có ai khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế đối với di sản do cụ bà để lại thì hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Đến thời điểm này thì người nào đang quản lý di sản được tiếp tục quản lý toàn bộ di sản.

3. Di chúc bằng miệng chỉ có hiệu lực khi người có di sản sắp qua đời và nói ra nội dung trước mặt hai người làm chứng, sau đó người làm chứng đó đến UBND xã trình bày và được UBND xã lập thành văn bản, đóng dấu xác nhận thì mới có giá trị pháp lý. Việc cụ bà nói miệng nhưng sau đó không thể hiện bằng văn bản thì nội dung di chúc miệng đó không có giá trị pháp lý.

4. Nếu tranh chấp thừa kế được tòa án giải quyết thì tòa án sẽ trích một phần giá trị di sản để trả cho công sức của người có công duy tu, bảo quản tài sản..

5. Nếu nhà đất có tranh chấp mà chưa được giải quyết thì sẽ không ai được xây dựng, không được cấp GCN QSD đất cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thừa kế là gì? Thuế thừa kế ở Việt Nam bao nhiêu phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa kế là gì? Có những trường hợp thừa kế nào? Người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con cái bị truất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo pháp luật nước nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cách tính 2/3 một suất thừa kế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
06 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
299 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào