Tôi có một vụ án hành chính như sau: Cô A đến cơ quan đăng ký QSDĐ để nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN QSDĐ do bị mất. Bộ hồ sơ là đầy đủ, hợp lệ. Nhưng cơ quan đăng ký QSDĐ không chịu nhận hồ sơ vì đòi phải có xác nhận đã đăng tin mất GCN QSDĐ trên phương tiện thông tin đạu chung (pháp luật không quy định cá nhân, hộ gia đình phải đăng). Cô A kiện ra toà yêu cầu toà tuyên bố hành vi đó là trái pháp luật. Toà xử bác yêu cầu của cô A vì theo toà thì hành vi hành chính trên là hành vi hành chính chưa đúng pháp luật (hoặc chưa phù hợp pháp luật, hoặc chưa hợp lý... nhưng không trái pháp luật). Trong Luật TTHC, Điều 163 khoản 2 điểm a, quy định HĐXX có quyền "Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;", mà rõ ràng cô A không tìm được căn cứ pháp luật để chứng minh hành vi hành chính của cơ quan đăng ký QSDĐ là trái pháp luật, nên bị bác là hoàn toàn phù hợp Luật TTHC (mặc dù theo quy định của pháp luật thì cô A không làm điều gì sai cả, hồ sơ hoàn toàn hợp lệ, không có quy định nào bắt buộc cá nhân hoặc hộ gia đình phải đăng tin mất trên phương tiện thông tin đại chúng) Vậy như thế nào thì mới gọi là trái pháp luật ?