Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
Ngày 10/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công Văn 5943/BGDDT-GDTrH năm 2022 Tại đây đồng ý với nội dung của Đề án sân chơi Violympic dành cho học sinh phổ thông.
Theo đó, cuộc thi Violympic năm học 2024 - 2025 sẽ chính thức khởi động từ ngày 01/09/2024. Vòng Sơ loại sẽ khởi động với 6 thử thách dành cho các môn Toán, Toán bằng tiếng Anh, tiếng Việt và 3 thử thách đối với các môn thi Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
Lịch thi Violympic cấp trường năm học 2024-2025 cụ thể như sau:
Như vậy, thi Violympic cấp trường năm học 2024-2025 sẽ diễn ra BẮT ĐẦU từ ngày 10/12/2024 với 05 môn thi: Toán, Toán bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
HÔM NAY: Thứ tư, ngày 27/11/2024 (Dương lịch)
Tính đến thời điểm hiện tại, còn 13 ngày nữa đến kì thi Violympic cấp trường năm học 2024-2025.
* Trên đây là Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
[...]
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Giáo dục 2019 quy định ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục:
Điều 11. Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Như vậy, theo quy định trên, ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là Tiếng việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 lên hạng 1 Từ 15/01/2025?
- Mẫu Tờ khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN mới nhất 2024?
- Mẫu thông báo về việc trừ điểm Giấy phép lái xe áp dụng từ 1/1/2025?
- Điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với tổ chức khi Nhà nước cho thuê đất?
- Biểu mẫu báo cáo định kỳ của tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu riêng lẻ mới nhất?