Thời hạn cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax là bao nhiêu ngày? Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Thời hạn cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax là bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Tiếp cận thông tin 2016 có quy định về thời hạn cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax như sau:
- Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
- Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì:
Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc có văn bản thông báo từ chối cung cấp thông tin.
Lưu ý: Nếu cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
Thời hạn cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax là bao nhiêu ngày? Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp như sau:
- Thông tin quy định tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016;
- Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016, trừ trường hợp:
+ Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
+ Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
+ Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
Lưu ý: Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:
- Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
- Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?