Ai có quyền chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng?
Ai có quyền chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 32 Luật Bưu chính 2010 quy định về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích như sau:
Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
1. Nhà nước hỗ trợ việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thông qua phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ khác.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 2 điều này thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính dành riêng, gồm dịch vụ thư có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) với mức giá cước theo quy định của pháp luật.
4. Phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng giảm dần căn cứ vào tình hình phát triển bưu chính trong từng thời kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.
Như vậy, người có thẩm quyền chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao là Thủ tướng Chính phủ.
Ai có quyền chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 31 Luật Bưu chính 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích như sau:
Nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích
1. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính thiết yếu cho xã hội với chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và giá cước phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
2. Giảm dần theo lộ trình sự điều tiết hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Như vậy, nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích gồm có:
- Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính thiết yếu cho xã hội với chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và giá cước phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
- Giảm dần theo lộ trình sự điều tiết hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định Điều 30 Luật Bưu chính 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng;
2. Được bảo đảm an toàn và an ninh thông tin;
3. Khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng;
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
5. Ghi đúng họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận;
6. Cung cấp thông tin về bưu gửi;
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bưu gửi;
8. Thực hiện các quy định về an toàn, an ninh đối với bưu gửi;
9. Thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của pháp luật hoặc các bên có thoả thuận khác;
10. Trả thù lao, chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi;
11. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát bưu gửi đến địa chỉ của mình hoặc lắp đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện cho việc phát bưu gửi;
12. Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng;
- Được bảo đảm an toàn và an ninh thông tin;
- Khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Ghi đúng họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận;
- Cung cấp thông tin về bưu gửi;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bưu gửi;
- Thực hiện các quy định về an toàn, an ninh đối với bưu gửi;
- Thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của pháp luật hoặc các bên có thoả thuận khác;
- Trả thù lao, chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát bưu gửi đến địa chỉ của mình hoặc lắp đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện cho việc phát bưu gửi;
- Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?