08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025 gồm:
(1) Toàn bộ dữ liệu khi truyền trên môi trường mạng hoặc dữ liệu trao đổi giữa phần mềm ứng dụng Online Banking với các trang thiết bị liên quan được áp dụng cơ chế mã hóa điểm đầu đến điểm cuối;
(2) Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu giao dịch, mọi sửa đổi trái phép phải được phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn hoặc có biện pháp xử lý phù hợp để bảo đảm sự chính xác của dữ liệu giao dịch trong quá trình thực hiện giao dịch, lưu trữ dữ liệu;
(3) Kiểm soát phiên giao dịch: hệ thống có cơ chế tự động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác;
(4) Có chức năng che giấu đối với việc hiển thị các mã khóa bí mật, mã PIN dùng để đăng nhập vào hệ thống;
(5) Có chức năng chống đăng nhập tự động;
(6) Trong trường hợp tài khoản giao dịch điện tử quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2024/TT-NHNN sử dụng mã PIN hoặc mã khóa bí mật làm hình thức xác nhận, phần mềm ứng dụng Online Banking phải có các chức năng kiểm soát mã PIN và mã khóa bí mật;
- Yêu cầu khách hàng thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp khách hàng được cấp phát mã PIN hoặc mã khóa bí mật mặc định lần đầu;
- Thông báo cho khách hàng khi mã PIN hoặc mã khóa bí mật sắp hết hiệu lực sử dụng;
- Hủy hiệu lực của mã PIN hoặc mã khóa bí mật khi hết hạn sử dụng; yêu cầu khách hàng thay đổi mã PIN hoặc mã khóa bí mật đã hết hạn sử dụng khi khách hàng sử dụng mã PIN hoặc mã khóa bí mật để đăng nhập;
- Hủy hiệu lực của mã PIN hoặc mã khóa bí mật trong trường hợp bị nhập sai mã PIN hoặc mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định (nhưng không quá 10 lần) và thông báo cho khách hàng;
- Đơn vị chỉ cấp phát lại mã PIN hoặc mã khóa bí mật khi khách hàng yêu cầu và phải kiểm tra, nhận biết khách hàng trước khi thực hiện cấp phát lại, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.
(7) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để bảo đảm việc thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến bao gồm tối thiểu hai bước: tạo lập và phê duyệt giao dịch.
Trong trường hợp khách hàng là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán đơn giản, việc thực hiện giao dịch không bắt buộc tách biệt hai bước tạo lập và phê duyệt giao dịch;
(8) Có chức năng thông báo việc đăng nhập lần đầu phần mềm ứng dụng Online Banking hoặc việc đăng nhập phần mềm ứng dụng Online Banking trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện đăng nhập phần mềm ứng dụng Online Banking lần gần nhất qua SMS hoặc các kênh khác do khách hàng đăng ký (điện thoại, thư điện tử...).
Ngoại trừ trường hợp khách hàng tổ chức: đăng nhập trên các thiết bị đã đăng ký sử dụng dịch vụ; hoặc đăng nhập sử dụng tối thiểu một trong các hình thức xác nhận quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN
08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025? (Hình từ Internet)
Truy cập phần mềm ứng dụng Online Banking như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 50/2024/TT-NHNN việc truy cập phần mềm ứng dụng Online Banking thực hiện như sau:
- Khách hàng đăng ký sử dụng phần mềm ứng dụng Online Banking phải được đơn vị nhận biết khách hàng và cấp tài khoản giao dịch điện tử.
Tài khoản giao dịch điện tử gồm tên đăng nhập và tối thiểu một trong các hình thức xác nhận quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN
- Khách hàng truy cập phần mềm ứng dụng Online Banking bằng tài khoản giao dịch điện tử do đơn vị cấp hoặc truy cập bằng hình thức đăng nhập một lần (Single Sign On) thông qua tài khoản giao dịch điện tử của hệ thống thông tin khác đã được đơn vị tích hợp và theo đăng ký của khách hàng.
Việc quản lý nhân sự quản trị, vận hành hệ thống Online Banking thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 50/2024/TT-NHNN, thì việc quản lý nhân sự quản trị, vận hành hệ thống Online Banking như sau:
[1] Đơn vị phải phân công nhân sự giám sát, theo dõi hoạt động của hệ thống Online Banking, phát hiện và xử lý các sự cố kỹ thuật, các cuộc tấn công mạng.
[2] Đơn vị phải phân công nhân sự tiếp nhận thông tin, hỗ trợ khách hàng, kịp thời liên lạc với khách hàng khi phát hiện các giao dịch bất thường.
[3] Nhân sự quản trị, giám sát và vận hành hệ thống Online Banking phải tham gia các khóa đào tạo cập nhật kiến thức an toàn, bảo mật hằng năm.
[4] Việc cấp phát, phân quyền tài khoản quản trị hệ thống Online Banking phải được theo dõi, giám sát bởi bộ phận độc lập với bộ phận cấp phát tài khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?