Tổng cục là gì? Các tiêu chí cần đáp ứng để thành lập tổng cục là gì?
Tổng cục là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổng cục thuộc Bộ
1. Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
...
Theo đó, Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, việc thành lập tổng cục là để thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
Tổng cục là gì? Các tiêu chí cần đáp ứng để thành lập tổng cục là gì? (Hình từ Internet)
Các tiêu chí cần đáp ứng để thành lập tổng cục là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP như sau:
Tổng cục thuộc Bộ
...
3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;
b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định;
c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
...
Theo đó, việc thành lập tổng cục phải đáp ứng các tiêu chí sau, gồm:
- Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội;
- Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định;
- Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
Các Tổng cục và tổ chức tương đương tại Việt Nam gồm những đơn vị nào?
Theo đó, Tổng cục và các tổ chức tương đương tại Việt Nam hiện nay gồm:
- Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng
- Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng
- Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính
- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính
- Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính
- Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ
- Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương
- Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải
- Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp
- Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế.
- Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (Việt Nam)
- Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao (Việt Nam)
- Cổng thông tin điện tử chính phủ, Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)
- Cơ quan Thanh tra - Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Cục có phải là tổ chức thuộc Tổng cục không?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định:
Tổng cục thuộc Bộ
...
4. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Cục (nếu có);
d) Thanh tra (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Việc thành lập vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thì số lượng cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục thuộc tổng cục (nếu có) đặt ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.
...
Và khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cục thuộc Bộ
1. Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương thì được thành lập cục thuộc Bộ để thực hiện chức năng quản trị nội bộ.
...
Theo đó, Cục là tổ chức thuộc Bộ hoặc thuộc Tổng cục, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương thì được thành lập tổ chức cục thuộc Bộ thực hiện chức năng quản trị nội bộ của Bộ.
Cục thuộc Bộ chỉ có một loại và có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?