Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?
Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể khái niệm công vụ. Tuy nhiên, có thể hiểu công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý, phần lớn do cán bộ, công chức thực hiện nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 2 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về
Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, hoạt động công vụ của cán bộ công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác có liên quan.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về người thi hành công vụ như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
[...]
Như vậy, người thi hành công vụ là cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai? (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì có quyền gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về quyền của người thi hành công vụ gây thiệt hại như sau:
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại
1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;
b) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:
- Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ, bao gồm:
- Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
- Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
- Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?