Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã cập nhật mới nhất?
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã cập nhật mới nhất?
Căn cứ Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã như sau:
(1) Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
(2) Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
(4) Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
(5) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã cập nhật mới nhất? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định chính quyền địa phương ở xã như sau:
Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Theo Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã như sau:
Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba nghìn dân được bầu mười chín đại biểu;
c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân được bầu hai mươi mốt đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu;
d) Xã không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
Theo Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định như sau:
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã như sau:
(1) Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.
Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
(2) Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?
Theo Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
(2) Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
(3) Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
(4) Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
- Nhận tiền tài trợ có phải lập hóa đơn hay không?