Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất?

Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất? Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 18-NQ/TW là gì?

Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất?

Ngày 05/12/2024, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đã có Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ sau khi sắp xếp, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Dưới đây là thông tin dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất:

[1] Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

[2] Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).

[3] Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.

[4] Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).

[5] Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất?

Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 18-NQ/TW là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, thì mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 18-NQ/TW như sau:

- Đến năm 2021:

(1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý;

(2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn;

(3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố;

(4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

- Từ năm 2021 đến năm 2030:

(1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;

(2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;

(3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

(4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

(5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030:

Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

Tổ chức thực hiện theo Nghị quyết 18-NQ/TW được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 tổ chức thực hiện theo Nghị quyết 18-NQ/TW được quy đinn định như sau:

- Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị quyết, xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc phải làm theo lộ trình, phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần phải làm ngay.

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.

- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.

Bộ máy hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 NQ TW?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch 141: Ưu điểm và hạn chế khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ quản lý ngành?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
Hỏi đáp Pháp luật
Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 63 mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2024 theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh ở đâu? Vị trí chức năng của Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy hành chính
Nguyễn Tuấn Kiệt
115 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ máy hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ máy hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào