1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?

1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì? Lợi dụng ngày rằm để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan bị xử phạt bao nhiêu tiền?

1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?

Ngày rằm là ngày 15 theo âm lịch. Một năm có 12 ngày rằm, năm nhuận có 13 ngày rằm.

Theo quan niệm dân gian, các ngày rằm lớn trong năm của nước ta bao gồm: Rằm Tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên), Rằm Tháng Tư (lễ Phật Đản), Rằm Tháng Bảy (lễ Vu Lan-Tết Trung nguyên), Rằm Tháng Tám (Trung Thu), Rằm tháng 10 (Tết Hạ nguyên).

Dưới đây là thông tin tham khảo về các ngày rằm lớn trong năm:

- Rằm tháng giêng: hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Nhiều người nhân dịp này mà cầu mong, ước nguyện cho bản thân, gia đình một năm mới bình an và hạnh phúc.

- Rằm tháng Tư: Lễ Phật Đản, còn được gọi là ngày Phật Đản Sanh. Đây là ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra được các sư thầy, Phật tử tổ chức.

Vào những ngày lễ Phật Đản thường có những buổi diễu hành, tiết mục văn nghệ, lễ hội và cả những buổi tu tập, tụng kinh nhằm tưởng nhớ đến hình ảnh của Đức Phật và ghi nhớ những lời dạy của Ngài.

- Rằm tháng Bảy: hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là lễ Vu Lan, là thời gian mà các Phật tử sẽ báo hiếu cha mẹ của mình thông qua việc đến chùa, tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu, tham gia các hoạt động khác như thả hoa đăng, thưởng thức các tiết mục văn nghệ,…

- Rằm tháng Tám: là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

- Rằm tháng 10: Hay còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, mang ý nghĩa thể hiện sự cảm tạ và lòng biết ơn đối với trời đất vì một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các Phật tử cũng sẽ dâng mâm lễ cúng để mời ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình với đấng sinh thành.

1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?

1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì? (Hình từ Internet)

Lợi dụng ngày rằm để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
[...]
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Theo đó, lợi dụng ngày rằm để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân (tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày rằm bị phạt bao nhiêu?

Theo điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
[...]

Theo đó, tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân (tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày rằm là ngày nào? Tổng hợp ngày rằm 2025 là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Valentine 14/2 tặng người yêu, vợ, bạn gái ngọt ngào nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
STT cho ngày valentine 14 tháng 2 hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng là gì? Quyền của người tham gia lễ hội ngày rằm tháng giêng 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không khí lạnh là gì? Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cường độ rất mạnh gây rét đậm rét hại?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hà Nội: Xem xét điều chỉnh lịch học nếu trời quá rét?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ hoàng đạo cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào tốt được suôn sẻ, hanh thông? Xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội bị phạt ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào