Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội ngày 17 tháng 2 năm 2025 âm lịch không?
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động không?
Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Lịch Vạn niên, ngày 17 tháng 2 năm 2025 âm lịch là ngày 16/03/2025 dương lịch và là ngày Chủ nhật.
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định tổ chức lễ hội như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
[...]
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
[...]
Như vậy, tham gia hoạt động mê tín dị đoan vào dịp lễ hội ngày 17 tháng 2 2025 âm lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)
Vừa rồi là câu trả lời câu hỏi: Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Ngày 17 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội ngày 17 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào lễ hội ngày 17 tháng 2 năm 2025 âm lịch không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 17 tháng 2 năm 2025 âm lịch không thuộc ngày lễ tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, người lao động không được nghỉ làm vào ngày 17 tháng 2 2025 âm lịch.
Tuy nhiên, người lao động được nghỉ làm vào ngày lễ hội ngày 17 tháng 2 2025 âm lịch trong các trường hợp sau:
- Nội quy công ty có quy định về ngày nghỉ hằng tuần vào thứ sáu theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày nghỉ hằng năm của người lao động là ngày 17 tháng 2 2025 âm lịch theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
- Nghỉ việc riêng vào ngày 17 tháng 2 năm 2025 âm lịch có hưởng lương hoặc không hưởng lương theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động không?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động gồm:
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương sau đây được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/25012025/ngay-19-thang-2-nam-2025%20(1).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250210/17_2_2025.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/10022025/chi-so-iq.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/10022025/tinh-quang-nam%20(2).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/10022025/tinh-quang-nam%20(1).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0208/14-thang-2.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/Thang2/0110/bmt.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250210/tet-nguyen-tieu.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250209/le_tinh_nhan.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%202%202025/250209/ram_thang_gieng.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều mấy Bộ luật Hình sự 2015?
- 03 tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện mới nhất?
- Các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá theo Luật Đất đai 2024?
- Tổ chức đại diện người lao động có thể tham dự xử lý kỷ luật lao động hay không?