Cha mẹ làm hồ sơ hỗ trợ ăn trưa cho con đang học mẫu giáo như thế nào khi sổ hổ khẩu bị thất lạc?
Sổ hộ khẩu bị thất lạc thì cha mẹ làm hồ sơ hỗ trợ ăn trưa cho con đang học mẫu giáo như thế nào?
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, theo đó:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
....
a) Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
....
Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
....
3. Hồ sơ
a) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nộp một trong số các loại giấy tờ sau:
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú của trẻ em (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).
b) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nộp một trong số các loại giấy tờ sau:
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em thuộc các trường hợp khác quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nộp bản sao và mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
d) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và Giấy khai sinh của trẻ em.
đ) Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo đó, khi bạn làm thất lạc sổ hộ khẩu nhưng muốn làm thủ tục để con được hưởng hỗ trợ ăn trưa khi học mẫu giáo thì bạn có thể đến cơ quan công an nơi bạn đăng ký thường trú xin giấy xác nhận về việc đăng ký thường trú cho con bạn để thay thế sổ hộ khẩu khi làm thủ tục này.
Cha mẹ làm hồ sơ hỗ trợ ăn trưa cho con đang học mẫu giáo như thế nào khi sổ hổ khẩu bị thất lạc? (Hình từ Internet)
Chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa lần 2 cho trẻ đang học mẫu giáo vào thời gian nào?
Theo Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
....
5. Phương thức thực hiện
a) Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
Với quy định này thì việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa lần 2 được chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
Cơ sở giáo dục mầm non có được phép giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em không?
Căn cứ Điểm b Khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
....
b) Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức nấu ăn cho trẻ em);
- Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
Như vậy, phải căn cứ vào tình hình thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường mà lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non sẽ thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em lựa chọn cơ sở giáo dục sẽ giữ lại kinh phí hay sẽ trả trực tiếp bằng tiền mặt cho phụ huynh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?