Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra trong phòng chống tham nhũng năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
01/12/2023 15:00 PM

Xin cho tôi hỏi việc xây dựng Kế hoạch thanh tra trong phòng chống tham nhũng năm 2024 được quy định thế nào? - Quỳnh Mai (Hòa Bình)

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra trong phòng chống tham nhũng năm 2024

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra trong phòng chống tham nhũng năm 2024 (Hình từ internet)

Ngày 23/10/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn 2354/TTCP-KHTH về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024.

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra trong phòng chống tham nhũng năm 2024

Theo đó, tại Công văn 2354/TTCP-KHTH năm 2023 hướng dẫn Kế hoạch thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như sau:

- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là Kết luận 10-KL/TW năm 2016; Chỉ thị 27-CT/TW năm 2019; Chỉ thị số 04-CT/TW năm 2021; Kết luận 05-KL/TW năm 2021; Kết luận 12-KL/TW năm 2022; Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2016.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tiếp tục triển khai thi hành quy định mới về kê khai tài sản, thu nhập, kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Triển khai thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2023. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiến hành thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định, chú trọng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

- Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo, dư luận xã hội quan tâm; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; triệt để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh và tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Tiếp tục rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị; rà soát, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp...

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng theo hướng mở rộng và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương theo đúng các nguyên tắc, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn.

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Xem thêm Công văn 2354/TTCP-KHTH ngày 23/10/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,241

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn