Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
21/10/2024 08:51 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Hình từ internet)

Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có Công văn 4402/BVHTTDL-TV ngày 09/10/2024 về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuần thi thứ hai bắt đầu từ ngày 21/10/2024 đến ngày 27/10/2024, theo múi giờ Việt Nam (GMT +7). Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

Câu 1: Một trong những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam là gì?

A. Là nền văn hóa bản địa

B. Là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc

C. Là nền văn hóa đa sắc thái và thống nhất ngữ hệ

D. Là nền văn hóa chỉ mang tính chất địa phương và không có sự thống nhất

Câu 2: “Tết trồng cây” đầu tiên được toàn dân ta thực hiện vào năm nào?

A. Năm 1962

B. Năm 1960

C. Năm 1959

D. Năm 1961

Câu 3: Nhà báo cần làm gì để hành nghề báo một cách hiệu quả và đúng đắn nhất?

A. Viết bài dựa trên sở thích và đánh giá theo góc nhìn cá nhân

B. Viết bài hay, phản ánh đúng thực tiễn

C. Hiểu rõ tôn chỉ, mục đích, đối tượng độc giả, chức năng và nhiệm vụ của tờ báo mà minh phụng sự

D. Gửi bài viết đến các tờ báo để đăng được nhiều tin

Câu 4: Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1948

B. Năm 1950

C. Năm 1947

D. Năm 1949

Câu 5: Trong Đề cương về văn hóa Việt Nam, Đảng ta chủ trương phát triển văn hóa theo mấy hướng và là những hướng nào?

A. 2 hướng: Dân tộc - Khoa học

B. 4 hướng: Khoa học - Đại chúng - Dân tộc - Tiến bộ

C. 3 hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng

D. 5 hưởng: Khoa học - Đại chúng - Dân tộc - Tiến bộ - Nhân văn

Câu 6: Vì sao cần phải tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng đời sống văn hóa cho vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa?

A. Vì đây là những vùng đặc biệt khó khăn và mức hưởng thụ văn hóa thấp nhất cả nước, dân trí thấp nhất, chậm phát triển nhất

B. Vì đây là những khu vực có nhiều dân tộc thiểu số

C. Vì đây là những khu vực từng là căn cứ cách mạng

D. Vì đây là vùng rộng lớn

Câu 7: Công tác tư tưởng - văn hóa phải bảo đảm yêu cầu gì trong thời kỳ đổi mới?

A. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xã hội

B. Tăng cường sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân (thống nhất nhận thức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động)

C. Tạo ra một không khi phần chấn đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện thắng lợi Cương lĩnh và đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 8: Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành vào thời gian nào?

A. Ngày 12/3/2017

B. Ngày 16/4/2018

C. Ngày 15/5/2016

D. Ngày 20/5/2019

Câu 9: Ba hướng cơ bản trong việc nâng cao chất lượng nội dung các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam là gì?

A. Đưa thông tin xuống

B. Từ dân, từ thực tế đưa thông tin lên

C. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực

D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những nội dung nào?

A. Lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc. Tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý

B. Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân

C. Sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Tại Hội nghị Công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc năm 1998, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “công tác tư tưởng - văn hóa phải bảo đảm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm tăng cường sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Sự thống nhất ở đây bao gồm nội dung gì?

A. Nhất quân về tư tưởng, thống nhất ý chí và hành động

B. Đoàn kết trong hành động, thống nhất ý chi và nhận thức

C. Thống nhất nhận thức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động

D. Đồng thuận về nhận thức, đồng thuận về hành động, đồng thuận về ý chí

Câu 12: Định nghĩa nào sau đây đúng và đủ nhất về văn hóa Việt Nam?

A. Văn hóa là sản phẩm của cuộc đấu tranh phát triển kinh tế và xã hội

B. Văn hóa là di sản của các triều đại phong kiến Việt Nam

C. Văn hóa là kết tinh những giá trị tốt đẹp từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới

D. Văn hóa là sản phẩm của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam

Câu 13: Khẩu hiệu văn hóa nào dưới đây đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954

A. “Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”

B. “Xây dựng đời sống mới"

C. A và B đều sai

D. A và B đều đúng

Câu 14: Điền từ đúng vào chỗ trống: “Con người là chủ thể, giữ vị trí ... trong chiến lược phát triển”.

A. quan trọng nhất

B. quan trọng

C. hàng đầu

D. trung tâm

Câu 15: Hoàn thiện câu: “đi đôi với phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta còn phải xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, xây dựng quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp, xã hội giàu tình thương và lòng nhân ái, theo ... Việt Nam”.

A. truyền thống

B. bản sắc

C. đạo lý

D. giá trị

Câu 16: Câu nói “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới” là của ai?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Nguyễn Phú Trọng

C. Phạm Văn Đồng

D. Hồ Chí Minh

Câu 17: Hoàn thiện câu: “Lao động nghệ thuật là một loại hình sáng tạo ...”.

A. cơ bản

B. đặc biệt

C. có giá trị tư tưởng

D. tinh tế

Câu 18: Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, ngày 07/12/2015, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề nghị các phong trào thi đua cần đạt mục tiêu nào?

A. Thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị

B. Tiết kiệm và trọng tâm

C. Trọng tâm, trọng điểm, gắn với tập thể, địa phương, đơn vị

D. Thiết thực, hiệu quả và đột phá

Câu 19: Luận văn tốt nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng viết năm nào?

O A. 1966

B. 1965

C. 1967

D. 1968

Câu 20: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Báo Tiền phong có vai trò gì?

A. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

B. Là diễn đàn của giai cấp công nhân

C. Xung kích, thực sự xứng đáng là cơ quan Trung ương, tiếng nói của Trung ương Đoàn, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam

D. Phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân

Cách thức dự thi Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

– Người dự thi sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet để tham gia Cuộc thi, truy cập tại địa chỉ https://thitructuyen.sachquocgia.vn/ hoặc các báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi.

– Người dự thi cung cấp đầy đủ, đảm bảo chính xác thông tin cá nhân trước khi vào thi theo yêu cầu.

– Người dự thi không được thay đổi thông tin khai báo trong các lượt thi, thông tin này sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xác minh và trao giải.

– Tại Trang chủ của Cuộc thi, người dự thi thực hiện các bước sau để tham gia dự thi:

Bước 1: Nhập các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Họ và tên; số điện thoại liên hệ; địa phương, đơn vị; chuyên môn công tác. Các thông tin bắt buộc này là thông tin không thay đổi và được sử dụng trong suốt quá trình tham gia thi.

Bước 2: Người dự thi bấm nút “Vào thi” để vào phần trả lời các câu hỏi. Người dự thi trả lời các câu hỏi bằng cách chọn 1 phương án đúng nhất.

Bước 3: Sau khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, người dự thi phải nhấp chuột vào phần “Nộp bài”, sau đó dự đoán tổng số lượt người dự thi trong tuần và bấm “Hoàn thành” để kết thúc phần thi. Thời gian tối đa mỗi lượt thi là 10 phút (thời gian được tính kể từ thời điểm người dự thi bắt đầu vào thi đến thời điểm bấm nút nộp bài thi).

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 64,810

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn