Tên mới của các tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126 được đặt như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cho việc đặt tên các đơn vị hành chính mới được hình thành từ việc sáp nhập tỉnh thành hay việc chia tách tỉnh thành.
Việc đặt tên cho một đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là việc công việc của chính quyền mà nó cần thể hiện truyền thống lịch sử địa phương, những dấu ấn gắn với người dân, thể hiện niềm tự hào đã được bao thế hệ người dân địa phương vun đắp, xây dựng và cả những mơ ước của họ gắn với những địa danh đó. Vì thế, khi đặt tên mới cho một đơn vị hành chính rất cần cân nhắc đến lịch sử, văn hóa và nguyện vọng của nhân dân địa phương, tránh những hệ lụy không đáng có về sau.
Do đó, việc đặt tên cho các tỉnh sau sáp nhập cần phải tuân thủ các nguyên tắc tắc nhất định để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây sẽ là một số nguyên tắc có thể tham khảo trong quá trình đặt tên cho các tỉnh sau sáp nhập bao gồm:
- Phù hợp với yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống địa phương: Tên gọi nên phản ánh đặc trưng lịch sử, văn hóa và truyền thống của khu vực, nhằm tôn vinh và bảo tồn bản sắc địa phương.
- Đảm bảo đoàn kết dân tộc: Tên mới phải góp phần thúc đẩy sự đoàn kết trong cộng đồng, tránh gây chia rẽ hoặc mâu thuẫn giữa các nhóm dân cư.
- Tôn trọng ý kiến của đa số cử tri: Quá trình đặt tên cần tham khảo và lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư, đảm bảo sự đồng thuận và chấp nhận rộng rãi.
- Tránh trùng lặp tên gọi: Tên đơn vị hành chính mới không được trùng với tên của các đơn vị hành chính cùng cấp trong cùng phạm vi, để tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính duy nhất.
- Ưu tiên sử dụng tên gọi hiện có: Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, nên xem xét sử dụng một trong các tên gọi đã có trước đó, đặc biệt nếu tên đó mang ý nghĩa quan trọng về lịch sử hoặc văn hóa.
…
Ngoài ra, việc khôi phục lại các tên gọi cũ của các tỉnh, thành đã từng tồn tại như Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Phú Khánh… là một ý tưởng đáng cân nhắc, bởi những địa danh này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn gắn bó mật thiết với ký ức của nhiều thế hệ người dân.
Việc sử dụng lại tên cũ có thể là một giải pháp giúp quá trình sáp nhập trở nên dễ dàng hơn về mặt tâm lý và xã hội. Người dân của các địa phương đã từng chung một đơn vị hành chính trong quá khứ sẽ có sự quen thuộc nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp nhất và điều hành sau này.
Cụ thể tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thì Bộ Chính trị đã yêu cầu Đảng uỷ Chính phủ tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 với một số nội dung như sau:
- Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.
- Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
Trên đây là phần dung nói về “Tên mới của các tỉnh thành khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo Kết luận 126 được đặt như thế nào?”