Công văn 1318: Yêu cầu hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) trong tháng 3/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
22/02/2025 14:45 PM

Yêu cầu hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) trong tháng 3/2025 là nội dung dược quy định trong Công văn 1318/VPCP-KGVX năm 2025.

Công văn 1318: Yêu cầu hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) trong tháng 3/2025

Công văn 1318: Yêu cầu hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) trong tháng 3/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 18/02/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 1318/VPCP-KGVX hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo 2012  sửa đổi theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Công văn 1318: Yêu cầu hoàn thiện dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) trong tháng 3/2025

Cụ thể, để thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 tại Thông báo 4899/TB-TTKQH năm 2025 của Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Công văn 1318/VPCP-KGVX năm 2025 như sau - Nghiên cứu tiếp thu, giải trình hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012 theo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 4899/TB-TTKQH nêu trên, trong đó khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo 2012, gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chậm nhất trong tháng 3/2025, đáp ứng yêu cầu về nội dung và tiến độ xin ý kiến Chính phủ, trình Quốc hội.

- Phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội (cơ quan chủ trì hoàn thiện hồ sơ Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 2012) và các cơ quan liên quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội theo quy định pháp luật và Quy chế làm việc của kỳ họp Quốc hội; bảo đảm chất lượng và thời hạn theo quy định.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan liên quan biết, thực hiện.

Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 bao gồm:

- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012.

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Xem thêm tại Công văn 1318/VPCP-KGVX ban hành ngày 18/02/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]