Đã có Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa Nghị định 08/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
07/01/2025 23:19 PM

Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, áp dụng từ ngày 01/06/2025.

Đã có Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa Nghị định 08/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Đã có Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa Nghị định 08/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Ngày 06/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Đã có Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa Nghị định 08/2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Cụ thể Nghị định 05/2025/NĐ-CP bổ sung quy định về phân cấp UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, phân cấp UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường (nếu thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường) đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ dự án thuộc một trong các trường hợp: Nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; có nguồn tiếp cận nước thải là nguồn nước mặt liên tỉnh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước) sau đây:

- Dự án đầu tư công không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án thực hiện dịch vụ tái chế, xử lý chất thải;

- Dự án chăn nuôi gia súc;

- Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;

- Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên;

- Dự án được phân loại chỉ theo tiêu chí có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên và không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, không bao gồm: Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; dự án khác thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại cột (3) Phụ lục II Nghị định 05/2025/NĐ-CP; dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động được miễn trừ đấu nối theo quy định của pháp luật có lưu lượng nước thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ trở lên;

- Dự án thủy điện không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Thời hạn thẩm định, phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các trường hợp nêu trên được xác định theo thời hạn thẩm định, phí thẩm định như đối với dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Rà soát, chuẩn bị, hoàn thiện các điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Việc giải quyết thủ tục hành chính đối với các trường hợp được phân cấp phải bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trọng quá trình thực hiện,

- Chịu trách nhiệm trước Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở đã được phân cấp;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đã được phân cấp phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Báo cáo định kỳ 06 tháng/lần (trước ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7 hằng năm) hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân cấp gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi;

Chỉ đạo xây dựng, vận hành, cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của đối tượng được phân cấp vào cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh, đảm bảo liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở đã được phân cấp;

- Tổng hợp kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc nếu có của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân cấp để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Xem thêm tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]