Khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được điều chuyển như thế nào từ 01/3/2025?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
25/02/2025 15:30 PM

Sau đây là bài viết có nội dung về khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được điều chuyển như thế nào từ 01/3/2025 quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

 

Khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được điều chuyển như thế nào từ 01/3/2025?

Khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được điều chuyển như thế nào từ 01/3/2025? (Hình từ Internet)

Ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025

Khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được điều chuyển như thế nào từ 01/3/2025?

Theo quy định tại Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về  tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp như sau:

- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp đơn vị hành chính mới không tổ chức cấp chính quyền địa phương.

- Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.

- Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và hoạt động cho đến khỉ Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra., cụ thể

+ Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước. 

Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới; Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.

+ Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

+ Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

+ Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.

+ Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầu các chức danh quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; riêng tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

+ Người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được Hội đồng nhân dân bầu.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân phải gửi kết quả bầu đến cơ quan, người có thẩm quyền để phê chuẩn theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả bầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

Như vậy khi sáp nhập tỉnh thì đại biểu HĐND cấp tỉnh cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Xem thêm tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có hiệu lực từ 01/3/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]