Cập nhật dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
25/02/2025 13:41 PM

Sau đây là nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định.

Cập nhật dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định

Cập nhật dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định (Hình từ Internet)

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư).

Dự thảo Thông tư

Cập nhật dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về khấu hao tài sản cố định

Theo đó, dự thảo Thông tư đã đề xuất bổ sung khoản 12 vào Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau: 

Các tài sản cố định hữu hình hiện có nhưng tạm thời chưa có công năng sử dụng, chưa tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương": doanh nghiệp được chủ động giãn hoặc tạm hoãn trích khấu hao trong thời gian chưa sử dụng và đảm bảo nguyên tắc thời gian trích khấu hao của tài sản cố định theo khung thời gian trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC. Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý. 

Xem thêm tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

- Các phương pháp trích khấu hao:

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

- Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

+ Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. 

Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

++ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

++ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

++ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

++ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

++ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Nội dung của các phương pháp trích khấu hao được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

- Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]