Tải App trên Android

08 yêu cầu lớn với các doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Thông báo 52)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
24/02/2025 17:14 PM

Thường trực Chính phủ đề nghị cộng đồng doanh nghiệp thực hiện 08 yêu cầu lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

08 yêu cầu lớn với các doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Thông báo 52)

08 yêu cầu lớn với các doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Thông báo 52) (Hình từ Internet)

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 52/TB-VPCP ngày 21/02/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

08 yêu cầu lớn với các doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Thông báo 52)

Theo đó, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để đất nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó phấn đấu năm 2025 tăng trưởng GDP đạt trên 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số.

Các doanh nghiệp, doanh nhân cần kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm với dân tộc; đóng góp tích cực hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thường trực Chính phủ đề nghị cộng đồng doanh nghiệp thực hiện 8 yêu cầu lớn sau:

(1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.

(2) Đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, xây dựng hạ tầng, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực;

(3) Tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng, đề xuất tham gia các công trình, dự án quan trọng quốc gia;

(4) Bao trùm, toàn diện, bền vững trong phát triển của đất nước;

(5) Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ;

(6) Tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, đặc biệt đóng góp để xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân;

(7) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân tộc lớn tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia;

(8) Kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, đối với những băn khoăn, trăn trở, kiến nghị của doanh nghiệp, Thường trực Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát để xây dựng thể chế thông thoáng, dễ thực hiện; xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chấm dứt cơ chế xin cho, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Phát triển hạ tầng, góp phần giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ doanh nghiệp.

Với khát vọng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Nhà nước phải kiến tạo, nhân dân ủng hộ, doanh nghiệp phải đồng hành đóng góp vào sự phát triển chung. Với tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và không có tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trong Quý II/2025, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để triển khai các dự án lớn (như làm đường ray, sản xuất toa tàu trong xây dựng đường sắt tốc độ cao; đào hầm, làm đường; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển năng lượng tái tạo, khí hydrogen, …).

- Khẩn trương xem xét, xử lý hiệu quả, kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp tại Phụ lục đính kèm, thông tin kịp thời kết quả xử lý cho doanh nghiệp; đồng thời gửi kết quả xử lý đến Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính để tham mưu, xử lý trước ngày 20/3/2025.

- Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp kết quả xử lý các kiến nghị này, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 31/3/2025 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm tại Thông báo 52/TB-VPCP ban hành ngày 21/02/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]