[Cập nhật] Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
25/11/2024 14:03 PM

Dưới đây là cập nhật nội dung dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu được đề cập tại văn bản lấy ý kiến kiến dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu của Bộ KH&ĐT.

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu mới nhất

Nội dung mới nhất của Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu được kèm theo Công văn 9337/BKHĐT-QLĐT lấy kiến dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu.

Cụ thể, nội dung tại Điều 4 dự thảo Luật dành 18 khoản để sửa đổi, bổ sung nội dung tại Luật Đấu thầu, đơn cử như:

Luật Đấu thầu 2023

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu

Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

...

7. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp sau đây:

...

d) Lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này; lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đơn vị sự nghiệp công lập đã trúng thầu;...

 

Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 Điều 3 như sau:

“d) Lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này; lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn phục vụ trực tiếp cho gói thầu mà đơn vị sự nghiệp công lập đã ký hợp đồng”.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

...

11. Đấu thầu trong nước là hoạt động đấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 4 như sau:

“11. “Đấu thầu trong nước là hoạt động đấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu, trừ trường hợp nhà tài trợ nước ngoài có quy định về việc nhà thầu nước ngoài được tham dự thầu đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.”

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;...

Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:

“a) Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức khác được đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài".

Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

...

4. Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

...

d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

...

Bổ sung điểm d khoản 4 Điều 6 như sau:

“d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên, trừ trường hợp đấu thầu quốc tế.".

Điều 11. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;…

Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11 như sau:

“a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế theo quy định ràng buộc của nhà tài trợ".

Điều 17. Hủy thầu

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

...

Bổ sung điểm e khoản 1 Điều 17 như sau:

“e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này”

Điều 22. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu, áp dụng trong các trường hợp sau đây:

…2. Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 như sau:

“2. Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu hạn chế theo quy định ràng buộc của nhà tài trợ".

Xem tiếp tại file đính kèm

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,921

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]