Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế - quốc phòng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
25/11/2024 15:45 PM

Dưới đây là quy định về công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế - quốc phòng.

Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế - quốc phòng (Hình từ internet)

1. Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế - quốc phòng

Theo Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế - quốc phòng như sau: 

- Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đối với Đoàn kinh tế - quốc phòng sản xuất tập trung thì tạo mọi điều kiện thu hút đồng bào, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm việc.

- Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:

+ Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;

+ Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;

+ Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;

+ Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;

+ Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;

+ Các hình thức sản xuất khác.

- Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:

+ Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;

+ Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.

- Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:

+ Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;

+ Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.

2. Nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng như thế nào?

Nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được quy định tại Điều 5 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau: 

- Xây dựng địa bàn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; ổn định phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng thế trận phòng thủ trên các địa bàn chiến lược làm cơ sở vững chắc cho nhân dân, các lực lượng khác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới đất liền, biển, vùng biển và hải đảo.

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để nhân dân ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; tổ chức, bố trí sắp xếp các điểm dân cư, định canh, định cư trên địa bàn biên giới, các đảo, quần đảo xa bờ bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững và ổn định quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ phát triển sản xuất tạo yếu tố ban đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ; tổ chức dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ hai đầu); chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhân dân; tổ chức sản xuất khai thác hiệu quả đất đai đối với những địa bàn biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở kinh tế ở những vùng biển, đảo khó khăn làm cầu nối giữa đất liền và đảo, quần đảo; tổ chức các hoạt động dịch vụ trên biển hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất để tăng cường hoạt động dân sự trên các vùng biển, đảo khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trên biển.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phòng, chống các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và các hoạt động truyền đạo trái pháp luật; đưa phát thanh, truyền hình, văn hóa, y tế về cơ sở; tạo điều kiện cho con em đồng bào thiểu số được đến trường; chăm sóc y tế cho nhân dân; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương; phục hồi bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

- Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 227

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]