Đã có dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
10/01/2025 09:52 AM

Mới đây, Bộ Tư pháp đã công bố dự Nghị quyết quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đã có dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Đã có dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Đã có dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm: nguyên tắc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền; tên gọi của các cơ quan; việc thực hiện thủ tục hành chính; việc thực hiện chức năng thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; việc thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giá trị của các văn bản, giấy tờ do các cơ quan đã ban hành; việc rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa được quy định tại Dự thảo Nghị quyết.

Dự thảo Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, địa phương (sau đây gọi chung là cơ quan) và cá nhân có liên quan.

Dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ có 13 điều với cấu trúc như sau:

- Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Điều 2: Nguyên tắc

- Điều 3: Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền

- Điều 4: Về tên gọi của các cơ quan, chức danh của các chủ thể có thẩm quyền

- Điều 5: Về việc thực hiện thủ tục hành chính

- Điều 6: Về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

- Điều 7: Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

- Điều 8: Về việc thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Điều 9: Về giá trị của các văn bản, giấy tờ do các cơ quan đã ban hành

- Điều 10: Về việc rà soát, sưa đổi văn bản quy phạm pháp luật

- Điều 11: Xử lý các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa được quy định tại Nghị quyết

- Điều 12: Quy định chuyển tiếp

- Điều 13: Điều khoản thi hành

Về mục đích, quan điểm xây dựng Nghị quyết nêu trên:

(1) Mục đích ban hành văn bản

- Thể chế hóa kịp thời, toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là các nội dung, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới sau khi sắp xếp; xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến hệ thống pháp luật khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tránh khoảng trống pháp luật, hạn chế tối đa việc thay đổi hệ thống pháp luật liên quan mà vẫn đạt được mục tiêu quản lý nhà nước, cũng như bảo đảm hoạt động của các cơ quan, xã hội, người dân, doanh nghiệp được liên tục, thông suốt, thuận lợi.

(2) Quan điểm xây dựng văn bản

- Một là, quán triệt các chủ trương của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013.

- Hai là, bám sát định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW và các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.

- Ba là, tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi sắp xếp tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; hoạt động thông suốt, liên tục, bảo đảm tính kế thừa, bao quát, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

- Bốn là, việc đề xuất các quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể, kịp thời xử lý các yêu cầu cấp bách, các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục hành chính sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Sáu là, bảo đảm tôn trọng pháp luật quốc tế, tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; không gián đoạn việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]