Tải App trên Android

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
26/11/2024 11:12 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025 (Hình từ internet)

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 7222/BGDĐT-GDTrH ngày 13/11/2024 về triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2024-2025.

Dưới đây là đáp án tham khảo Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025:

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Em hãy cho biết hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?

A. Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, người điều khiển giao thông.

B. Cọc tiêu, tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, người điều khiển giao thông, rào chắn.

C. Vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, người điều khiển giao thông, tường bảo vệ, cọc tiêu.

D. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, vạch kẻ đường, biển báo hiệu.

Câu 2. Phương án nào dưới đây bảo đảm an toàn nhất khi tham giao thông bằng xe đạp?

A. Tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; có kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; chuẩn bị xe đạp vừa với tầm vóc, có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật và đang hoạt động tốt; trang phục gọn gàng, ngồi đúng tư thế.

B. Trang bị cho mình kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; trang phục gọn gàng; chọn xe vừa với tầm vóc.

C. Tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chuẩn bị xe đạp có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật và hoạt động tốt; trang phục gọn gàng, ngồi đúng tư thế.

D. Trang bị cho mình kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; chuẩn bị xe đạp có đầy đủ các bộ phận và đang hoạt động tốt; trang phục gọn gàng.

Câu 3. Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?

A. Giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.

C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.

Câu 4. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

B. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

C. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 5. Tại những nơi đường bộ giao cắt với đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện tham gia giao thông nào?

A. Xe cứu hỏa

B. Xe cứu thương

C. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng

D. Phương tiện giao thông đường sắt.

Câu 6. Hàng ngày, bố vẫn chở An (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã nhắn An sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm đèo An đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, An có được đi cùng xe với cô chú không?

A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.

B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.

C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.

Câu 7: Trong đô thị, trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi (trừ các xe ưu tiên)?

A. Khi đi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.

B. Khi đi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.

C. Từ 22 giờ đến 5 giờ.

D. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức

Câu 8. Phương án nào sau đây đúng về các bước đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông?

A. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Giảm tốc độ - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

B. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

C. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

D. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

Câu 9. Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông, gặp biển nào sau đây em không được phép đi vào?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Biển nào dưới đây báo cho các loại xe (xe thô sơ và xe cơ giới) phải đi theo hướng quy định?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Đọc tình huống sau:

Trên đường đi học về, Mai chở Yến trên chiếc xe đạp mới được bố mẹ mua cho. Vừa ra đến đoạn đường đông người thì trời lất phất mưa, Yến vội lấy chiếc ô trong cặp bật lên che cho cả hai. Thấy vậy, Mai nhắc nhở: “Cậu cất ô đi, che ô thế nguy hiểm lắm hơn nữa còn vi phạm pháp luật đấy”. Yến đáp: “Cậu yên tâm, tớ ngồi sau xe mà, không nguy hiểm đâu. Và lại, pháp luật chỉ cấm người điều khiển xe chứ không cấm người ngồi sau xe”. Em đồng ý với ý kiến của bạn Mai hay bạn Yến? Vì sao?

b) Dựa vào kiến thức đã được học, hãy cho biết cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện?

Câu 2. Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em hiện nay và từ đó em có đề xuất biện pháp gì với nhà trường để giúp các bạn nhận thức và hành động đúng khi tham gia giao thông.

>> Tải về đề thi Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025 Tại đây.

Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp trung học cơ sở năm 2024-2025

Tổng số 530 giải thưởng, gồm: 10 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 đồng hồ đeo tay; 300 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.

Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

- Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.

(Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 118,828

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]