Những tỉnh thành nào tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên theo Nghị quyết 25?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
18/02/2025 09:02 AM

Nội dung bài viết là danh sách các tỉnh thành đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên.

Những tỉnh thành nào tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên theo Nghị quyết 25?

Những tỉnh thành nào tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên theo Nghị quyết 25? (Hình từ Internet)

1. Những tỉnh thành nào tăng trưởng GRDP từ 10% trở lên năm 2025 theo Nghị quyết 25?

Chính phủ ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 như sau:

TT

 

Mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 (%)

I

Vùng Đồng bằng sông Hồng

 

1

Thành phố Hà Nội

8,0

2

Vĩnh Phúc

9,0

3

Bắc Ninh

8,0

4

Quảng Ninh

12,0

5

Hải Dương

10,2

6

Thành phố Hải Phòng

12,5

7

Hưng Yên

8,0

8

Thái Bình

9,0

9

Hà Nam

10,5

10

Nam Định

10,5

11

Ninh Bình

12,0

II

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

 

12

Hà Giang

8,0

13

Cao Bằng

8,0

14

Bắc Kạn

8,5

15

Tuyên Quang

9,0

16

Lào Cai

9,5

17

Yên Bái

8,2

18

Thái Nguyên

8,5

19

Lạng Sơn

8,0

20

Bắc Giang

13,6

21

Phú Thọ

8,0

22

Điện Biên

10,5

23

Lai Châu

8,0

24

Sơn La

8,0

25

Hoà Bình

9,0

III

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

 

26

Thanh Hoá

11,0

27

Nghệ An

10,5

28

Hà Tĩnh

8,0

29

Quảng Bình

8,0

30

Quảng Trị

8,0

31

Thành phố Thừa Thiên Huế

8,5

32

Thành phố Đà Nẵng

10,0

33

Quảng Nam

10,0

34

Quảng Ngãi

8,5

35

Bình Định

8,5

36

Phú Yên

8,0

37

Khánh Hoà

10,0

38

Ninh Thuận

13,0

39

Bình Thuận

8,0

IV

Vùng Tây Nguyên

 

40

Kon Tum

10,0

41

Gia Lai

8,0

42

Đắk Lắk

8,0

43

Đắk Nông

8,0

44

Lâm Đồng

9,0

V

Vùng Đông Nam Bộ

 

45

Thành phố Hồ Chí Minh

8,5

46

Bình Phước

8,8

47

Tây Ninh

8,0

48

Bình Dương

10,0

49

Đồng Nai

10,0

50

Bà Rịa - Vũng Tàu

10% (trừ dầu thô, khí đốt)

VI

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

51

Long An

8,7

52

Tiền Giang

8,0

53

Bến Tre

8,0

54

Trà Vinh

8,0

55

Vĩnh Long

8,0

56

Đồng Tháp

8,0

57

An Giang

8,5

58

Kiên Giang

8,0

59

Thành phố Cần Thơ

9,5

60

Hậu Giang

8,8

61

Sóc Trăng

8,0

62

Bạc Liêu

9,0

63

Cà Mau

8,0

Theo nội dung trên thì sau đây là danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên:

TT

Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương

Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025

1

Quảng Ninh 

12,0

2

Hải Dương 

10,2

3

Thành phố Hải Phòng

12,5

4

Hà Nam

10,5

5

Nam Định

10,5

6

Ninh Bình

12,0

7

Bắc Giang

13,6

8

Điện Biên

10,5

9

Thanh Hóa

11,0

10

Nghệ An 

10,5

11

Thành phố Đà Nẵng

10,0

12

Quảng Nam

10,0

13

Khánh Hòa

10,0

14

Ninh Thuận

13,0

15

Kon Tum

10,0

16

Bình Dương

10,0

17

Đồng Nai

10,0

18

Bà Rịa - Vũng Tàu 

10% (trừ dầu thô, khí đốt)

2. GRDP là gì?

Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GRDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phương pháp tính GRDP theo phương pháp sản xuất như sau:

(1) Theo giá hiện hành

Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP)

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

+

Thuế sản phẩm theo giá hiện hành

-

Trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành

Trong đó:

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

=

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

-

Chi phí trung gian theo giá hiện hành

(2) Theo giá so sánh

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh được tính gián tiếp (vì chỉ tiêu GRDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh (GRDP)

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh

+

Thuế sản phẩm theo giá so sánh

-

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

Trong đó thuế nhập khẩu theo giá so sánh bằng thuế nhập khẩu theo giá hiện hành chia chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa năm hiện hành so với năm gốc so sánh.

Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá so sánh bằng thuế giá trị gia tăng và các loại thuế sản phẩm khác theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh bằng trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành chia cho chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 44

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]