04 dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
18/02/2025 15:00 PM

Thủ tướng đã có Quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 04 dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

04 dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

04 dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 (Hình từ internet)

Ngày 14/02/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 283/QĐ-TTg về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

04 dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Cụ thể, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời gian trình đối với các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau:

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thời hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH

1

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương

Tháng 02 năm 2025

Tháng 3 năm 2025

2

Luật Năng lượng nguyên tử

Bộ Khoa học và công nghệ

Tháng 02 năm 2025

3

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú

Bộ Công an

Tháng 5 năm 2025

Tháng 8 năm 2025

4

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự

Ngoài ra, Thủ tướng cũng phân công cho các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện các công việc như sau:

(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện rà soát đầy đủ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản dự kiến ban hành; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;

Trong quá trình xây dựng các dự án luật, đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ; hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công theo Quyết định này và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của dự án luật.

(2) Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng các dự án:

- Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi);

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi);

- Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;

- Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;

-  Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ, các Ủy ban của Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 02/2025) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

(3) Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định kịp thời, đúng tiến độ và nâng cao chất lượng thẩm định; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Chính phủ về tiến độ thực hiện theo quy định.

Quyết định 283/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 14/02/2025.

Quy định về việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

(i) Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến;

Đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 này và của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.

Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

(ii) Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại (i), việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

(iii) Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình để Nhân dân biết.

(iv) Đối với dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội soạn thảo, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

(Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020))

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 92

Bài viết về

Xây dựng luật, pháp lệnh

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]